Xe mất lái, xử lý thế nào?

Xe mất lái do rất nhiều nguyên nhân, gây hậu quả nghiêm trọng. Cùng tham khảo cách xử lý hiện tượng này.

Nguyên nhân xe mất lái

“Mất lái” dùng để diễn tả hiện tượng người điều khiển phương tiện mất kiểm soát chiếc xe. Trong hầu hết các trường hợp, sự việc diễn ra rất bất ngờ và nhanh đến mức người điều khiển phương tiện hầu như không kịp phản ứng. Nhiều khi tai nạn xảy ra rồi vẫn không biết vì sao lại bị như vậy.

Mất lái là khi bạn không thể điều khiển xe theo đúng hướng, do 2 nguyên nhân chính: lỗi kỹ thuật của xe (nổ lốp, một chi tiết nào đó trong hệ thống lái hoặc các bộ phận liên quan bị hỏng hóc, kẹt cứng, hệ thống bánh xe chưa được cân chỉnh chính xác...) và lỗi điều khiển xe của người lái (không làm chủ tốc độ, không làm chủ được chân ga, chân phanh, vào cua ở tốc độ cao, đi trên những đoạn đường trơn trượt...).

Mất lái sẽ gây ra những hệ lụy nguy hiểm như ra gây tai nạn liên hoàn, dẫn đến thương vong về người và của.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cách xử lý khi xe mất lái

Theo cách xử lý, lỗi hệ thống lái được phân thành hai loại: vô-lăng lái nặng do hỏng trợ lực hoặc mất lái.

Xử lý khi xe mất trợ lực lái:

- Giữ chặt vô-lăng bằng hai tay để duy trì quyền kiểm soát.

- Tài xế vẫn có thể đánh lái nhưng nặng hơn. Phanh gấp hoặc xe chạy tốc độ quá chậm sẽ khiến việc lái bằng tay trở nên khó hơn.

- Giảm tốc từ từ

- Bật đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đèn xin vượt.

- Cẩn trọng đưa xe vào khu vực có thể đỗ an toàn.

Xử lý khi xe mất lái:

Một tình huống khẩn cấp, tài xế không có nhiều sự lựa chọn. Điều quan trọng lúc này là giữ bình tĩnh, suy nghĩ rõ ràng, phản ứng dứt khoát để giảm tối đa thương vong và tổn thất.

- Nếu mặt đường phía trước khô, vắng xe, phanh gấp để dừng xe ngay lập tức.

- Nhưng nếu mặt đường ướt hoặc có tuyết, cần rà phanh, tránh phanh gấp để duy trì kiểm soát hướng di chuyển. Bởi khi bánh bị khóa cứng, lực bám ngang không còn, xe sẽ bị văng đi. Về số thấp phanh bằng động cơ.

- Nếu đường nhiều xe hoặc là đường cao tốc, việc đầu tiên cần làm là phát tín hiệu cảnh báo bằng đèn, còi để những người tham gia giao thông khác biết. Xe chạy trong đêm, cần bật đèn cảnh báo sự cố, nháy đèn pha – cốt liên tục để gây sự chú ý. Giảm tốc chậm để các xe khác có đủ thời gian phản ứng.

Phối hợp việc nhấp nhả phanh chân, phanh tay, về số để tìm quyền kiểm soát xe. Chuẩn bị tâm thế có một cú va chạm. Nếu khoảng cách với các xe phía sau đã giãn ra, phương án đạp phanh gấp cũng nên được tính tới.

Theo Phunutoday

Đọc thêm

Tài xế Xanh SM Bike trúng ô tô VinFast VF 3: “Cứ làm việc có tâm, điều tuyệt vời sẽ tới”

Tài xế Xanh SM Bike trúng ô tô VinFast VF 3: “Cứ làm việc có tâm, điều tuyệt vời sẽ tới”

Hơn một năm đồng hành cùng chiếc xe máy điện mang màu xanh đặc trưng của Xanh SM tại Đà Nẵng, tài xế Mai Phương không ngờ có ngày trở thành chủ nhân của một chiếc ô tô điện VinFast VF 3. Giải thưởng Đặc biệt từ chương trình “Hào khí Việt Nam – Sức Xanh lan tỏa” là niềm vui lớn dành cho anh sau những chuyến xe chăm chỉ, đều đặn mỗi ngày.
Cách giữ lốp ô tô luôn an toàn trong mùa nắng nóng

Cách giữ lốp ô tô luôn an toàn trong mùa nắng nóng

Mùa hè với nền nhiệt cao và mặt đường nóng bỏng là 'kẻ thù' của lốp ô tô. Nếu không được kiểm tra và bảo dưỡng đúng cách, lốp xe rất dễ bị xuống áp suất, xịt hoặc thậm chí phát nổ, gây nguy hiểm cho người lái và các phương tiện xung quanh.
Nên mua ôtô nào với 400 triệu đồng?

Nên mua ôtô nào với 400 triệu đồng?

Khoảng giá 400 triệu đồng không có quá nhiều lựa chọn ôtô cho khách Việt, chủ yếu là xe cỡ nhỏ, ôtô điện đô thị và một vài xe đã qua sử dụng.