Hãng xe điện BYD của Trung Quốc mới đây đã đạt bước tiến lớn cho phép họ bắt kịp Mercedes ở vị trí dẫn đầu cuộc đua công nghệ lái xe tự động.
Hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc BYD mới đây thông báo rằng họ đã nhận được giấy phép thử nghiệm các phương tiện có hệ thống lái tự động cấp độ 3 (L3) trên đường cao tốc ở Thâm Quyến. Trước đó, chỉ có duy nhất hai ông lớn đến từ Đức là Mercedes và BMW làm được điều này.
Đây là một bước tiến lớn của BYD trong cuộc đua công nghệ lái xe tự động với các ông lớn như Tesla hay Mercedes. Khác với lái xe tự động cấp độ 2 (L2) như Autopilot của Tesla chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ lái nhưng vẫn yêu cầu tái xế tập trung hoàn toàn, L3 mới là cấp độ được SAE (Hiệp hội Kỹ sư Ô tô Quốc tế) coi là “tự động hóa thực sự”.
L3 cho phép tài xế được tự do làm những việc khác, trong khi công nghệ này quản lý hầu hết các khía cạnh của việc lái xe, bao gồm quan sát đường đi và giám sát tình huống giao thông mà không cần sự can thiệp của con người. Tuy nhiên, người dùng vẫn phải cầm lái khi nhận được cảnh báo.
Drive Pilot của Mercedes-Benz là hệ thống L3 đầu tiên đạt được chứng nhận của SAE và cũng là hệ thống duy nhất được cấp phép sử dụng thử nghiệm ngoài đường ở Nevada, Mỹ. Ngoài ra, Drive Pilot cũng chỉ được trang bị trên các mẫu xe dòng S-Class.
Trở lại với Trung Quốc, nước này cũng đã cấp giấy phép cho các hãng như IM Motors, Arcfox và Deepal thử nghiệm hệ thống L3 của họ trên những con đường bị đóng từ thời đại dịch.
Hồi tháng 11 vừa qua, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) đã công bố chương trình thí điểm cho các phương tiện kết nối thông minh. Các tiêu chí bao gồm khả năng sản xuất hàng loạt và các chức năng tự động hóa L3 và L4, nhấn mạnh vào việc làm rõ trách nhiệm giữa các bên liên quan. Ở đó, các nhà sản xuất ô tô cam kết chịu trách nhiệm về các sự cố giao thông thay vì người dùng nếu họ sử dụng công nghệ lái tự động.
Việc nhân rộng thí điểm chuyển đổi từ L2 sang L3 được dự báo sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường xe tự lái tại Trung Quốc. Theo MIIT, 42,4% xe chở khách bán ra ở nước này trong nửa đầu năm 2023 đều có tính năng hỗ trợ lái xe, chủ yếu là L2.
Không chỉ khuyết thiếu hệ thống trạm sạc công cộng, việc hạ tầng đô thị tại Việt Nam chưa được quy hoạch cũng tạo nên nhiều rào cản với xe điện Trung Quốc.
Biển số ô tô tam hoa 9, tứ quý 9, lộc phát cùng loạt biển số ô tô siêu đẹp Hà Tĩnh trúng đấu giá với số tiền hàng trăm triệu đồng, thậm chí là cả tỷ đồng.
VinFast công bố đã bàn giao hơn 11.000 xe ô tô điện các loại cho khách hàng trong tháng 10/2024, nâng tổng số luỹ kế lên hơn 51.000 chiếc, chính thức trở thành thương hiệu ô tô số 1 thị trường Việt Nam trong 10 tháng đầu năm.
Cạnh tranh ngày càng tăng, chi phí leo thang và doanh số bán chậm lại đã giáng một đòn nặng nề vào các nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Nhật Bản. Nhiều công ty đang cân nhắc các nỗ lực tinh giản để vượt qua những trở ngại của ngành.
Ngày 4/11 VinFast và Công đoàn Tài xế và Người lao động Durango tại Mexico đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi xanh giao thông công cộng, bao gồm khả năng mua 3.000 xe điện VF 5 và 300 xe buýt điện để vận hành tại Mexico.