Kinh tế hợp tác Hà Tĩnh: Bỏ lối làm ăn “được mất nhờ trời”

(Baohatinh.vn) - Thay cho lối làm ăn “được mất nhờ trời”, giờ đây, các HTX ở Hà Tĩnh đã chú trọng nắm bắt và ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, kinh doanh.

kinh te hop tac ha tinh bo loi lam an duoc mat nho troi

Ứng dụng công nghệ cấp nhiệt bằng năng lượng mặt trời tại HTX Nam Hải (xã Cẩm Nhượng - Cẩm Xuyên).

Kinh nghiệm sản xuất mật ong ngon thôi chưa đủ, Liên hiệp HTX Ong và Dịch vụ nông nghiệp Vũ Quang đã ứng dụng KHKT và dây chuyền thiết bị hiện đại để cho ra đời những giọt mật vàng sóng sánh, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu.

“Trước đây, tuy HTX sản xuất được nhiều mật ong, song sản phẩm lại chưa thực sự chất lượng. Từ khi sử dụng hệ thống máy hạ thủy phần đã giúp tách lọc, xử lý mật, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu, giúp tăng giá trị, tăng giá bán và được người tiêu dùng tin dùng” - ông Dương Thế Đạt - Giám đốc Liên hiệp HTX Ong và Dịch vụ nông nghiệp Vũ Quang phấn khởi.

Nếu như trước đây, người dân Hà Tĩnh chỉ sản xuất nước mắm bằng phương pháp truyền thống, thì nay, để đáp ứng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nhiều HTX đã tiên phong áp dụng công nghệ mặt trời, tạo nên sản phẩm thơm ngon, đậm vị biển.

Bà Lê Thị Khương - Giám đốc HTX Thu mua và Chế biến thủy hải sản Phú Khương (xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh) chia sẻ: “Thực tiễn sản xuất cho thấy, lượng nước mắm cốt sử dụng công nghệ mới thu được nhiều hơn 30% so với phương pháp truyền thống nhờ năng lượng mặt trời tạo ra nhiệt độ tối ưu giúp chuyển hóa tối đa nguyên liệu. So với phương pháp truyền thống, công nghệ mới giúp giảm 1/3 thời gian sản xuất và 2/3 nhân lực lao động, góp phần tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Nhờ đó, năm 2017, HTX cung ứng hơn 80.000 lít nước mắm và trên 50 tấn ruốc các loại, doanh thu đạt trên 3 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng”.

kinh te hop tac ha tinh bo loi lam an duoc mat nho troi

Các HTX nuôi ong trên địa bàn đã cơ bản chú trọng áp dụng biện pháp chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật.

Theo ghi nhận, Hà Tĩnh hiện có khá nhiều HTX ứng dụng KHKT, đổi mới công nghệ nhằm tăng giá trị và sức cạnh tranh cho sản phẩm. Trong hành trình đó, các HTX có sự đồng hành, hỗ trợ của tỉnh. Được biết, thời gian qua, tỉnh đã hỗ trợ trên 13,2 tỷ đồng cho các HTX ứng dụng KHKT, đổi mới công nghệ thông qua các nguồn kinh phí khác nhau như: Hỗ trợ trên 6,9 tỷ đồng cho 11 HTX trực tiếp thực hiện các đề tài nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thông qua nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu KH&CN; hỗ trợ vay vốn cho 3 HTX để thực hiện đổi mới, ứng dụng công nghệ vào sản xuất với số vốn vay 3,2 tỷ đồng thông qua Quỹ Phát triển KH&CN tỉnh...

Đặc biệt, qua các đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh đã gián tiếp hỗ trợ cho các HTX tiếp cận tiến bộ kỹ thuật. Điển hình như các dự án: Phát triển sản xuất chuyên canh rau an toàn tại xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà; Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất rau, quả an toàn theo hướng tập trung, chuyên canh tại xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên; Ứng dụng tiến bộ KH&CN phát triển mô hình trồng và chế biến nấm ăn tại Hà Tĩnh...

Đọc thêm

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.
Trúng đậm cá trích, ngư dân Thạch Lạc kiếm tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

Ngư dân Thạch Lạc trúng đậm cá trích

Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".