(Baohatinh.vn) - Chiều 20/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đi kiểm tra công tác chuẩn bị tại một số điểm tham quan thực tế trong chương trình Hội nghị toàn quốc Văn phòng Điều phối NTM các cấp năm 2017.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đi kiểm tra vườn mẫu, khu dân cư NTM kiểu mẫu tại xã Hương Trà (Hương Khê), Yên Mỹ (Cẩm Xuyên) và Trung tâm phát triển xã Hương Bình (Hương Khê). Đây là các điểm dự kiến sẽ là các đại biểu dự hội nghị đến tham quan thực tế.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng đoàn thăm vườn mẫu hộ bà Phan Thị Nhiên, thôn Nam Trà, xã Hương Trà (Hương Khê)
... thăm vườn mẫu hộ ông Đinh Phúc Tiến, thôn Bắc Trà, xã Hương Trà (Hương Khê)...
... và Khu dân cư NTM kiểu mẫu thôn Yên Mỹ (Cẩm Xuyên)
Qua kiểm tra lộ trình, các điểm tham quan, gặp gỡ trao đổi người dân chứng kiến các những kết quả, thành quả triển khai xây dựng vườn mẫu, khu dân cư NTM kiểu mẫu và nơi lưu giữ trên 500 nông cụ, dụng cụ phục vụ đời sống sinh hoạt, sản xuất của người nông dân Nghệ Tĩnh thời xưa (Trung tâm phát triển xã Hương Bình), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong xây dựng NTM, khu dân cư NTM kiểu mẫu, đặc biệt phát triển chiều sâu kinh tế vườn, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn trải nghiệm xay lúa, thăm các nông cụ dụng cụ tại Trung tâm phát triển xã Hương Bình
Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Ban chỉ đạo NTM huyện Hương Khê cần làm tốt công tác bảo tồn các hiện vật gắn với quá trình nông thôn xưa và nay gắn với NTM; văn phòng điều phối NTM các địa phương tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền vận động, tạo ý thức tự giác của người dân; xây dựng mô hình sản xuất cam hữu cơ, tạo sản phẩm sạch phát triển cung cấp cho thị trường, thực hiện tái cấu cơ cấu ngành nông nghiệp.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Văn phòng điều phối NTM tỉnh phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức tiếp khách chu đáo, góp phần vào thành công hội nghị.
Hội nghị toàn quốc Văn phòng Điều phối NTM dự kiến tổ chức vào đầu tháng 4 năm 2017 với sự tham dự của 450 đại biểu các bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành phố trên cả nước. Trước khi vào hội nghị chính thức, các đại biển sẽ đi tham quan thực tế tại các mô hình xây dựng NTM như: Khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu, trải nghiệm nông dân xưa và nay...
Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận "Gạo rươi Đức Thọ" (Hà Tĩnh) góp phần khẳng định chất lượng, nâng cao giá trị thương hiệu, tạo sức cạnh tranh trên thị trường.
Với những giá trị đặc biệt về chất lượng, gạo rươi Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Gạo rươi Đức Thọ".
Để tăng tỷ lệ hộ nông thôn được tiếp cận với nước sạch đạt chuẩn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh không ngừng triển khai các giải pháp, mở rộng mạng lưới, cung cấp và cải thiện chất lượng nước phục vụ người dân.
Tận dụng vùng đất hoang hóa, HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Xuân Giang (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) tiến hành trồng hàng vạn cây dược liệu - tràm năm gân trên diện tích gần 14 ha.
50 hộ dân ở các xã: Yên Hồ, Quang Vĩnh và Bùi La Nhân (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã được Công ty Luật Aliat chia sẻ kiến thức chăm sóc cũng như quy trình sản xuất gạo trên ruộng rươi.
Từ những hạt muối mặn mòi và nguồn nguyên liệu tươi ngon, chị Trần Thị Hòa đã làm ra nước mắm Hòa Cung thơm ngon, đậm đà, chất lượng và lan tỏa hương vị quê biển Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Thời điểm này, các hộ dân trồng đào phai tại Hà Tĩnh đang tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho công đoạn chăm sóc nụ để đào nở đúng dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Một trong những mô hình thuộc chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai tại vùng rốn lũ Hà Linh là nuôi dê sinh sản, bước đầu cho thấy hiệu quả cao.
Do bưởi Diễn chín sớm, hơn 80% diện tích tại xã Tân Dân (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã thu hoạch và bán ra thị trường, do đó, sản lượng cung cấp trong dịp tết Ất Tỵ sẽ giảm đáng kể.
Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Bà con nông dân Hà Tĩnh đã chủ động chống rét cho số diện tích mạ vừa gieo, tích cực làm đất, vệ sinh đồng ruộng, ra quân làm thủy lợi sẵn sàng xuống giống trà lúa chính vụ xuân 2025.
Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tuyên truyền, hướng dẫn người dân có các giải pháp chủ động tích trữ nước ngọt, sử dụng nước có hiệu quả, tiết kiệm triệt để chống thất thoát, lãng phí nguồn nước trong điều kiện hạn hán, thiếu nước có thể xảy ra.
Mô hình nuôi chồn hương của một số hộ dân tại xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.
Để chuẩn bị cho Tổng điều tra NTNN năm 2025, Hà Tĩnh đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh với 13 thành viên, 12/13 huyện, thị, thành phố đã thành lập ban chỉ đạo cấp huyện.
Đến nay, Hà Tĩnh đã có 2.037/2.042 tàu cá “3 không” được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, góp phần đảm bảo công tác quản lý Nhà nước trong khai thác thủy sản.
Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Thầy giáo Hoàng Tùng là chủ cơ sở nước mắm Hoa Tùng ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã nỗ lực đưa sản phẩm nước mắm truyền thống đạt chứng nhận OCOP 3 sao để vươn ra thị trường.
Để phục vụ tết Nguyên đán 2025, thời điểm này người dân trồng cam bù ở các xã miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang tích cực dọn cỏ, dưỡng quả... để chờ đón vụ mùa thắng lợi, bội thu.
Với giá bán lẻ từ 17.000 – 25.000 đồng/kg, mỗi gia đình trồng kiệu tại xã Kỳ Đồng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có thể thu về cả mấy chục triệu đồng nhờ cây trồng này trong dịp Tết.
Hội nghị đã phổ biến các thông tin về Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2024 - 2030 đến các địa phương, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn.
Không khí chuẩn bị vụ rau tết tại làng rau an toàn Mai Hồ - thị trấn Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã bắt đầu nhộn nhịp. Những cánh đồng rau đang được chăm sóc cẩn thận nhằm đảm bảo một mùa vụ bội thu.