Tái cơ cấu nông nghiệp: Khi “4 nhà” chưa cùng tiếng nói!

(Baohatinh.vn) - Trong tái cơ cấu nông nghiệp, mối liên kết “4 nhà” được xem là cốt lõi. Cùng với doanh nghiệp (DN), rất nhiều HTX được thành lập, trở thành cầu nối giữa nông dân - dN - nhà khoa học và nhà nước. Song, tỷ lệ thành công của mối liên kết này là quá “khiêm tốn”, thậm chí không ít mối liên kết đã “đứt gánh giữa đường”…

Liên kết: “giữa đường đứt gánh”!

Còn nhớ, vụ đông năm 2015, kế hoạch liên kết sản xuất rau, củ, quả trên cát 200 ha của DN “đầu tàu” trong tái cơ cấu nông nghiệp là Tổng Công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) thất bại khi số diện tích thực tế liên kết chỉ được gần 10% (18,5 ha). Nguyên nhân là do trong khi DN cần hành lá và đặt hàng với các HTX, tổ hợp tác thì nông dân lại từ chối vì cho rằng, đối tượng trồng quá mới mẻ.

tai co cau nong nghiep khi 4 nha chua cung tieng noi

Mối liên kết giữa nông dân - doanh nghiệp trong sản xuất rau, củ, quả trên cát ven biển đang có nguy cơ "vỡ”.

Năm nay, tình trạng trên cũng chẳng khá hơn. Đến thời điểm này chỉ mới có 20 ha rau, quả được liên kết, bằng 50% diện tích của cùng kỳ năm 2015. Tại Thạch Hà, “hạt nhân” đầu tiên của rau, củ, quả cũng chịu “bó tay” khi UBND huyện đã gửi thư ngỏ mời gọi đầu tư nhưng chỉ nhận được sự hồi âm lạc lõng. Liên kết cũ “đứt gánh” vì DN cố tình “chạy làng” khi đưa ra giá thu mua quá thấp, trong khi liên kết mới không thể thực hiện. Hiện tại, huyện này chỉ mới liên kết được 5 ha trồng cà rốt. Trong khi đó, ở Nghi Xuân, mối liên kết giữa nhà nông và DN cũng không thành.

Ông Phạm Tiến Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho biết: “Hiện nay, đối tác liên kết là Công ty TNHH Fineton đã dừng hẳn sản xuất, số diện tích liên kết trồng rau, quả tại Cổ Đạm, bà con đã chuyển sang trồng lạc. Còn mối “tơ duyên” với Mitraco cũng thất bại vì bà con không chấp thuận sản xuất theo nhu cầu của DN”. Thực ra, trước đó, Nghi Xuân đã đặt khá nhiều niềm tin vào mô hình sản xuất mới này. Thậm chí, đầu tư hẳn xe chuyên chở hàng vào tận công ty. Tuy nhiên, kết quả không như mong đợi.

Trong chăn nuôi, chỉ có chuỗi lợn là hình thành rõ liên kết. Tuy vậy, liên kết chuỗi lợn cũng chỉ dừng lại ở một mắt xích nào đó mà chủ yếu là DN cung cấp thức ăn, người chăn nuôi bán thương phẩm cho DN. Bằng chứng là chỉ có 14/25 cơ sở nái của tỉnh cung cấp được con giống cho chăn nuôi liên kết. Còn lại, hoặc trại nái bán giống ra ngoài, hoặc cơ sở chăn nuôi tự lo giống.

tai co cau nong nghiep khi 4 nha chua cung tieng noi

Dù là sản phẩm chủ lực có lợi thế phát triển nhất, chăn nuôi lợn vẫn "hổng" truy xuất nguồn gốc từ sản xuất đến thị trường

HTX Chăn nuôi tổng hợp Trung Văn (Thạch Văn, Thạch Hà) có quy mô đến 1.000 con lợn, vài trăm nghìn con gà/lứa. Hoạt động hiệu quả, trở thành địa chỉ tin cậy cho thị trường, có điều mỗi thành viên đều tự chủ sản xuất và tiêu thụ. Anh Trương Doãn Thân (HTX Chăn nuôi tổng hợp Trung Văn) cho biết: “DN cung ứng thức ăn, người dân nuôi và bán lại sản phẩm cho DN. Mỗi kỳ xuất bán, tùy theo nhu cầu của mình, DN sẽ thu mua, còn không, các xã viên tự liên hệ bán cho “mối” ngoài”.

Tất nhiên, không thể đổ hết lỗi lên DN. Chính các HTX, tổ hợp tác - đại diện cho người sản xuất cũng chưa có phương án hoạt động hiệu quả. Số HTX của Hà Tĩnh chiếm khoảng 10% tổng số cả nước (hơn 600 HTX) và cũng chỉ 10% trong số đó hoạt động hiệu quả. Theo ông Đào Nghĩa Nhuận - Chủ tịch Hội KHKT Nông nghiệp tỉnh cho hay, hiện có những xã có đến 3 - 4 HTX, song tồn tại “4 không”: không trụ sở, không vốn, không phương án sản xuất và không xã viên.

Trên thực tế, mối liên kết giữa DN và nông dân, giữa các hộ nông dân với nhau vẫn khá lỏng lẻo, không gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên. Về tính pháp lý, hợp đồng bao tiêu nông sản thể hiện tính pháp lý thấp, chưa ràng buộc rõ ràng giữa người bán và người mua. Trong khi đó, vai trò liên kết giữa “4 nhà” lại thiếu chặt chẽ và chưa mang tính đồng bộ, Nhà nước chưa có chế tài cụ thể nên khó xử lý khi xảy ra vi phạm hợp đồng giữa các bên.

“Đầu kéo”: Yếu khâu thị trường

Câu chuyện sản xuất “được mùa, mất giá” của nông dân Việt Nam nói chung dường như đã trở thành muôn thuở. Kể cả khi, Hà Tĩnh xác định được các sản phẩm chủ lực, dồn công, dồn lực vào đó thì thương hiệu nông sản của Hà Tĩnh cũng khó vượt ra khỏi “ao làng”. Từ lúa, rau, lợn cho đến cây đặc sản như bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây đều phải chịu cảnh bấp bênh của thị trường. Và, gần như thị trường xoay chuyển DN, chứ DN chưa có khả năng điều tiết thị trường.

tai co cau nong nghiep khi 4 nha chua cung tieng noi

Những đồi cam tiền tỷ cần nhiều hơn sự đầu tư về thị trường để chúng thể hiện đúng giá trị

Bưởi Phúc Trạch là sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa từ năm 2004. Mười mấy năm sau, đặc sản này mới có thể “chen chân” được vào siêu thị với con số ít ỏi tính từng tấn hàng, trong khi sản lượng thu được năm 2016 là 8.000 tấn.

Ở ngạch thị trường khác, dân buôn vẫn lũ lượt mua đi bán lại, không cần nhãn hiệu hay bất cứ chứng minh nào về nguồn gốc xuất xứ. Một chủ quầy nông sản sạch ở TP Hà Tĩnh cho biết: “Trên thực tế, việc xây dựng thương hiệu chưa đủ mạnh nên hàng “thật” rất khó để “chọi” được với hàng “giả”. Nếu lấy đúng bưởi Phúc Trạch thì thường giá cao hơn, vì thế mà người tiêu dùng ít lựa chọn hàng thật”.

Đầu năm nay, người chăn nuôi lại một phen “đứt hơi” với giá lợn. Hơn 1.500 trang trại chăn nuôi có liên kết, ít nhất 4 - 5 DN lớn và hàng trăm nhà cung ứng liên kết sản xuất với nông dân. Thế nhưng, tất cả không đủ “lái” thị trường khi “cơn lốc” bán lợn hơi sang biên giới bùng lên. Giá lên theo ngày, cán cân cung cầu bị phá vỡ khi trọng lượng con nuôi càng lớn thì càng có giá cao, điều rất ít xảy ra ở môi trường liên kết trước đó. Cả nông dân lẫn DN đều chạy theo “cơn sốt”, DN bất chấp mua vào, nông dân tái đàn bằng giống lợn có trọng lượng lớn mà không tiên lượng được “bong bóng” giá vỡ ngay sau đó.

Sản phẩm nông sản của Hà Tĩnh “lọt” được vào thị trường ngoài tỉnh đã là điều khó khăn, chưa nói đến xuất khẩu. Nhiều người cho rằng, đó là tỉnh chưa chọn đúng “mặt” để “gửi vàng”, song cũng có không ít lời phản biện là do chính sách chú trọng thúc đẩy sản xuất hơn là tiếp cận thị trường. 5 năm gần đây, chính sách đổ vào nông nghiệp lên đến hàng nghìn tỷ đồng từ Trung ương đến tỉnh; song dường như không có một chính sách nào dành riêng cho thị trường hay xúc tiến thương mại. Phải chăng, đó là một trong những lý do chính khiến cho DN đã yếu lại còn gian truân trong tìm kiếm thị trường?!...

(Còn nữa)

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.