Tuân thủ kỹ thuật để giành thắng lợi nuôi tôm vụ đông

(Baohatinh.vn) - Nuôi tôm vụ đông được xem là vụ nuôi khó, rủi ro cao nhưng mang lại giá trị kinh tế gấp nhiều lần chính vụ. Người dân đang chuẩn bị triển khai vụ nuôi trồng mới. Phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản về những yếu tố cần thiết đối với vụ nuôi này.

tuan thu ky thuat de gianh thang loi nuoi tom vu dong

Nuôi tôm vụ đông thành công sẽ mang lại giá trị rất lớn về kinh tế

- Người dân nuôi tôm vụ đông thường gặp những khó khăn, rủi ro gì, thưa ông?

Trước hết, phải khẳng định, nuôi tôm vụ đông thành công sẽ mang lại giá trị rất lớn về kinh tế. Bởi lẽ, đây là vụ nuôi khó, tính rủi ro cao do thời tiết, dịch bệnh, ít người nuôi nên giá bán cao gấp 2-3 lần nuôi chính vụ. Tuy nhiên, nuôi tôm vụ đông phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi do nhiệt độ thấp, người nuôi phải đầu tư cao hơn để ổn định nhiệt độ, thời gian nuôi dài (4-5 tháng), quản lý môi trường khó khăn hơn.

Trong thời gian từ nay đến cuối năm, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, không thích hợp với điều kiện phát triển của tôm. Ngược lại, đây lại là điều kiện thích hợp cho mầm bệnh phát triển, đặc biệt là bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy... Vì thế, không phải diện tích nào cũng nuôi được, chỉ có những vùng nuôi tôm trên cát, vùng cao triều.

Những diện tích này có khả năng ngừa được lũ lụt, có nền đất đáy cát, độ sâu ao bảo đảm. Đặc biệt là nuôi trên vùng đất cát lấy nước trực tiếp từ biển nên có độ mặn cao, đảm bảo sự sinh trưởng của tôm. Toàn tỉnh hiện có hơn 2.500 ha nuôi tôm thì vụ đông chỉ có khoảng 350 ha đủ điều kiện nuôi, rải rác tại các huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh, Kỳ Anh...

- Vậy, ông có những khuyến cáo gì với người dân nuôi tôm vụ đông?

Theo tôi, những vùng nuôi tôm vụ đông cần phải được đầu tư bài bản theo hình thức thâm canh và bán thâm canh thì mới đem lại hiệu quả kinh tế. Đối tượng nuôi là tôm thẻ chân trắng vì thời gian nuôi của giống tôm này ngắn hơn nhiều so với các loại khác. Mặt khác, các hộ nên tính toán thời điểm thả giống để thu hoạch trước tết âm lịch để bán được giá cao. Theo đó, thời gian thả giống bắt đầu từ tháng 8-10 âm lịch là tốt nhất (khoảng tháng 9-11 dương lịch).

Yếu tố quan trọng nhất cho vụ đông là xây dựng lịch thời vụ phù hợp với khí hậu của địa phương để có kế hoạch nuôi phù hợp. Về mặt kỹ thuật, các hộ cần chú trọng đến chất lượng con giống, lấy giống tại các cơ sở uy tín trong và ngoài tỉnh, thả giống phù hợp, kích cỡ giống lớn... Đặc biệt, thả giống với mật độ thưa, từ 60-80 con/m2 đối với những diện tích nuôi trên cát.

Để tránh hiện tượng tôm sốc môi trường nước, ao cấp nước bổ sung nên được xây dựng trong nhà bạt. Người dân cần dùng Iotdin phòng bệnh 20 ngày/lần cho tôm vào những tháng đầu, sau giảm 15 ngày/lần; dùng chế phẩm sinh học bón định kỳ 5-7 ngày/lần để gây màu nước và phân hủy khí độc (chú ý, nếu dùng chế phẩm sinh học thì không dùng Iotdin).

Đọc thêm

Tuyệt đối không chủ quan trước ảnh hưởng của bão số 6

Tuyệt đối không chủ quan trước ảnh hưởng của bão số 6

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, bão số 6 (bão Tramy) sau khi đổ bộ vào bờ, thay vì suy yếu, sẽ quay trở lại ra biển nên các địa phương, đơn vị cần cảnh báo người dân, nhất là ngư dân, tuyệt đối không được chủ quan.
Nông dân Hà Tĩnh xuống giống hoa cúc vụ tết

Nông dân Hà Tĩnh xuống giống hoa cúc vụ tết

Để giúp hoa sinh trưởng tốt, đảm bảo khung thời vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp tết, nhiều hộ dân trồng hoa cúc trên địa bàn Hà Tĩnh đang tập trung xuống giống.
Dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng trên 20%

Dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng trên 20%

Nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tăng giai đoạn cuối năm đã đẩy dư nợ lĩnh vực này của các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh tăng trưởng mạnh.
Mướt mắt trên những vườn cam chín sớm

Mướt mắt trên những vườn cam chín sớm

Dù năng suất cam năm nay đạt thấp hơn mọi năm nhưng bù lại được giá nên các nhà vườn ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn phấn khởi, bà con đang nhanh tay thu hoạch những quả chín sớm.