1.700 tỷ dán tem bia để chống thất thu thuế 2.100 - 3.000 tỷ mỗi năm

Bộ Công Thương vừa có báo cáo về nội dung đề án nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối vối sản xuất và kinh doanh bia, để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

1 700 ty dan tem bia de chong that thu thue 2 100 3 000 ty moi nam

Theo tính toán của Bộ Công Thương, giá thành mỗi sản phẩm tem giấy chưa bao gồm thuế VAT là 179 đồng. Giá này đã bao gồm chi phí đầu tư ban đầu, vận hành, phần mềm quản lý, khấu hao thiết bị đầu tư, chi phí vật liệu chính, vật liệu tiêu thụ… Với mỗi tem bia in phun trực tiếp lên bia lon, chi phí là 145,44 đồng, chưa bao gồm VAT.

Thất thu thuế từ bia 2.100 - 3.000 tỷ đồng/năm

Theo Bộ Công Thương, ngành sản xuất bia ở Việt Nam đã trở thành công nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp 2,7% cho ngân sách Nhà nước hàng năm.

Nhiều cơ sở sản xuất mới được xây dựng, công nghệ hiện đại, sản phẩm chất lượng cao, thương hiệu, phong phú về chủng loại, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, thị trường bia Việt Nam đã và đang tồn tại nhiều vấn đề ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước, như thiếu thông tin chính xác về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp liên kết với quy mô lớn, tình trạng nhập lậu, bia giả, gian lận thương mại, thất thu thuế…

“Tuy không có số liệu chính xác, nhưng theo tính toán của các chuyên gia, thì chênh lệch giữa sản lượng bia khai báo nộp thuế với sản lượng thực tế lên tới 7-10%. Nếu tạm tính theo tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2016 từ sản phẩm bia là 30.000 tỷ đồng thì số tiền thất thu thuế từ 2.100 - 3.000 tỷ đồng”, Bộ Công Thương tính toán.

Bộ cũng khẳng định thời gian tới Nhà nước sẽ thoái hết vốn tại hai doanh nghiệp lớn ngành bia là Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Khi đó, nếu không kiểm soát được quy mô, sản lượng sản xuất…, sẽ dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý, thu ngân sách.

Theo thống kê, năm 2016, các nhà máy bia trên cả nước đã sản xuất 3,78 tỷ lít/năm, mức tiêu dùng bia bình quân đầu người ở Việt Nam đạt 34,3 lít/người/năm. đứng vị trí số 52 trên thế giới.

Tuy nhiên, sản xuất bia trong những năm gần đây đã có dấu hiệu đi xuống, tốc độ tăng trưởng từ 12%/năm của giai đoạn 2005 - 2010 đã xuống còn 7,5%/năm vào giai đoạn 2011 - 2015.

Để giải quyết tình trạng thất thu thuế, đề án của Bộ Công Thương đã đưa ra giải pháp tổng thể cho việc dán tem bia. Theo đó, sẽ có hai hình thức là tem bia bằng giấy dán dùng cho các loại bia chai, bia thùng, bia keg, bia nhập khẩu và in phun nhãn bia dùng cho sản phẩm bia lon. Thời gian thực hiện đề án trong 10 năm.

Theo tính toán của Bộ Công Thương, giá thành mỗi sản phẩm tem giấy chưa bao gồm thuế VAT là 179 đồng. Giá này đã bao gồm chi phí đầu tư ban đầu, vận hành, phần mềm quản lý, khấu hao thiết bị đầu tư, chi phí vật liệu chính, vật liệu tiêu thụ…

Với mỗi tem bia in phun trực tiếp lên bia lon, chi phí là 145,44 đồng, chưa bao gồm VAT. Chi phí tem bia này sẽ được tính là chi phí hợp lý, được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và loại trừ khi tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

Cân nhắc giữa chi phí và lợi ích

Về ý kiến lo ngại việc dán tem có thể ảnh hưởng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp bia, Bộ Công Thương cho rằng bia không phải mặt hàng hạn chế sản xuất và kinh doanh, tuy nhiên đây là mặt hàng được đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Về bản chất, chi phí này sẽ do người tiêu dùng chi trả, nên doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu chỉ là đơn vị thu hộ.

Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp bia vẫn tỏ ra băn khoăn về việc dán tem.

Chẳng hạn, các máy dán tem hiện nay có công suất chỉ khoảng 40.000 sản phẩm/giờ so với các thiết bị đang sản xuất bia lên tới 120.000 sản phẩm/giờ. Do đó, việc dán tem sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động của các nhà máy bia. Về mặt tài chính, có doanh nghiệp bia lo ngại chi phí dán tem bia không đáng so với lợi ích thu về, làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp.

“Đề án có ngăn chặn được việc sản xuất tem giả hay không? Vì tem thường dễ bị làm giả, làm nhái. Thay vì phải làm giả nhiều khâu như mẫu chai, nhãn và nắm chai bia, việc làm giả cũng như hợp thức hoá bia lậu sẽ dễ dàng hơn do chỉ cần tập trung làm tem giả”, đại diện một doanh nghiệp bia nói.

Về mặt tài chính, Bộ Công Thương cho biết, số tiền chi phí dán tem bia hàng năm mất khoảng 1.700 tỷ đồng, trong khi việc triển khai đề án sẽ giúp tăng thu ngân sách Nhà nước hàng năm đối với các sản phẩm bia nhập lậu hoặc sản xuất gia công từ 7-10%, tương ứng từ 2.100 - 3.000 tỷ đồng.

Trước đó, Bộ Công Thương đã thực hiện dán tem thuốc lá và rượu. Theo thống kê, việc dán tem đã giúp thu ngân sách Nhà nước tăng 10% so với trước khi dán tem, chống hàng giả. Ngay trong năm đầu tiên triển khai biện pháp dán tem thuốc lá và rượu, ngân sách đã tăng thêm 500 tỷ đồng tiền thuế, trong khi chi phí in tem năm 2015 là 120 tỷ đồng.

Theo VnEconomy

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.