6 biện pháp đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

Trong hướng dẫn tạm thời chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Y tế đưa ra 6 biện pháp chuyên môn y tế mà các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần có kế hoạch triển khai và thực hiện để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Cụ thể:

1. Chuẩn bị năng lực ứng phó với dịch

a) Xây dựng kịch bản và phương án bảo đảm công tác y tế theo từng cấp độ dịch; triển khai khi có dịch.

b) Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly y tế và điều trị.

c) Tăng cường khả năng thu dung, điều trị và chăm sóc F0:

- Xây dựng kế hoạch thu dung, chăm sóc, điều trị F0, bảo đảm đáp ứng giường ICU.

- Cần cập nhật số liệu, quản lý phần mềm báo cáo các cơ sở thu dung, điều trị F0.

- Có kế hoạch đảm bảo đáp ứng khi dịch xảy ra:

+ Cơ sở khám, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên có hệ thống cung cấp oxy hóa lỏng, khí nén;

+ Trạm y tế xã/phường/thị trấn bảo đảm cung cấp oxy y tế;

+ Có kế hoạch tổ chức trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng, quản lý F0 tại nhà.

- Cơ sở khám, chữa bệnh vừa điều trị bệnh nhân thông thường vừa điều trị COVID-19 : Bảo đảm phân luồng, sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm để phát hiện ca bệnh, quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo.

2. Xét nghiệm

a. Không chỉ định xét nghiệm với việc đi lại của người dân, trừ trường hợp:

- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa ổ dịch)

- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3: chỉ trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ.

b. Những người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm khi:

- Có yêu cầu điều tra dịch tễ;

- Thuộc diện cách ly y tế hoặc theo dõi y tế;

- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa ổ dịch).

c. Việc xét nghiệm được thực hiện theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ.

- Các trường hợp có một trong các triệu chứng như: sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, khó thở, mất vị giác và khứu giác,….

- Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ:

+ Cơ quan y tế thực hiện xét nghiệm tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người (cơ sở khám, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị…)

+ Các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người… (lái xe, xe ôm, shipper,…)

- Cơ sở sản xuất kinh doanh, kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở: tự xét nghiệm ngẫu nhiên cho người lao động có nguy cơ lây nhiễm cao.

d. Xét nghiệm để xử lý ổ dịch:

- Địa phương quyết định đối tượng, địa bàn xét nghiệm phù hợp tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ, tình hình dịch bệnh và mức độ của ổ dịch.

e. Xét nghiệm theo phương pháp gộp mẫu trong trường hợp tầm soát, sàng lọc, định kỳ.

3. Cách ly y tế

a) Người đến từ địa bàn có dịch; người tiếp xúc gần (F1): Theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.

b) Người cao tuổi; người có bệnh nền; phụ nữ mang thai; người dưới 18 tuổi: Cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng.

4. Tiêm vaccine COVID-19

- Đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine, ưu tiên:

+ Người từ 50 tuổi trở lên;

+ Người có bệnh nền;

+ Phụ nữ mang thai;

+ Người lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp.

5. Điều trị F0: Theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.

6. Phòng, chống dịch tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng/quán ăn; cơ sở giáo dục đào tạo; người điều khiển phương tiện vận chuyển: Theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương.

- Hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời tại địa bàn có dịch cấp độ 2, 3, 4: Địa phương quyết định tăng số lượng người tham gia hoặc công suất hoạt động với 100% người tham gia:

+ Đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19;

+ Đã khỏi bệnh COVID-19;

+Có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính.

Theo SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.