Dựa theo ý kiến của các blogger du lịch trên thế giới, trang Fiona Travelsfrom Asia đã tổng hợp lại 7 trải nghiệm tại Việt Nam được khách quốc tế yêu thích.
Leo núi ở Sa Pa (Lào Cai) không phải là hoạt động du lịch phổ biến với người Việt nhưng lại hấp dẫn các du khách nước ngoài. Blogger Ella, chủ trang du lịch Many More Maps, từng đến Việt Nam và ấn tượng với Sa Pa. Nữ blogger chia sẻ thị trấn sương mù là địa điểm lý tưởng để rời xa thành phố ồn ào. Trong chuyến khám phá Sa Pa, Ella đã trekking dọc theo thung lũng Mường Hoa đến bản Y Linh Hồ và Lao Chải. Cô cảm thấy thú vị khi tìm hiểu về văn hóa bản địa của dân tộc H"Mông sinh sống tại đây. Ảnh: tullie._.x.
Ngoài các bản làng dân tộc thiểu số, Fansipan cũng là diểm đến mê hoặc nhiều du khách. Trang tư vấn du lịch Tayaramuse gợi ý du khách nên chinh phục đỉnh núi trong chuyến thăm Việt Nam. Nếu không có kinh nghiệm leo núi, bạn có thể chinh phục nóc nhà Đông Nam Á bằng cáp treo. Chỉ trong 10 phút di chuyển, du khách sẽ được ngắm trọn thị trấn mờ sương từ trên cao và đặt chân đến đỉnh Fansipan hùng vĩ. Ảnh: Tramemm, phuongdunq.
Một địa điểm khác ở vùng núi phía bắc được nhắc đến là Lũng Cú (Hà Giang), điểm địa đầu đất nước. Blogger Fiona, chủ sở hữu trang Fiona travels from Asia , cho biết trải nghiệm đáng thử nhất khi đến Việt Nam là đặt chân đến điểm cực bắc Việt Nam. Fiona miêu tả về kỷ niệm chinh phục Lũng Cú: “Nằm ở độ cao 1.470 m so với mực nước biển, cột cờ Lũng Cú nghiêm trang trong khung cảnh núi non hùng vĩ. Hành trình leo đến đỉnh Lũng Cú khá vất vả, nhưng trải nghiệm bạn nhận được rất xứng đáng”. Ảnh : bi_tabu.
Blogger Nelson của trang du lịch The Scribes nhận xét: “Ninh Bình đứng vị trí đầu trong danh sách các điểm nên đến ở Việt Nam”. Đi thuyền khám phá Tràng An là trải nghiệm được Nelson đánh giá cao khi du lịch tại Ninh Bình. Thời gian tới, du khách có thể ghé Ninh Bình, đi thuyền qua sông Ngô Đồng ngắm những cánh đồng lúa chín, check-in ở Hang Múa nổi tiếng, khám phá Tam Cốc - Bích Động... Ảnh: sarahbakeroot, arissamc_.
Hội An (Quảng Nam) vốn là điểm đến được lòng nhiều du khách quốc tế. Một trong những trải nghiệm tại Hội An chưa nhiều người Việt để ý nhưng lại hấp dẫn khách Tây là may đồ tại tiệm may truyền thống. Blogger của trang Seenicwander gợi ý du khách nên một lần mặc đồ may ở phố cổ. “Các hàng vải, tiệm may truyền thống là nét đep văn hóa đặc trưng lại Hội An. Bạn có thể tự chọn một khúc vải, đặt tiệm may theo số đo yêu cầu và nhận sản phẩm trong ngày”, blogger trang Seenicwander viết. Ảnh: sheisnotlost, nomadvietnam.
Blogger Rose Munday lại cho rằng khám phá những bãi biển yên bình, nguyên sơ ở Quy Nhơn (Bình Định) là trải nghiệm đáng thử khi tới Việt Nam. Đến đây, du khách có thể tận hưởng kỳ nghỉ dưỡng ven biển, khám phá cuộc sống dân chài, thưởng thức hải sản địa phương, Rose Munday gợi ý. Ảnh: Nguyễn Quang Ngọc.
Khám phá địa đạo Củ Chi (TP.HCM) là trải nghiệm được blogger Delilah đánh giá cao khi tới Việt Nam. Đến đây, du khách được hiểu hơn về lịch sử Việt Nam, mục sở thị đường hầm khổng lồ dưới lòng đất. Chia sẻ trên trang cá nhân, Delilah cho biết sau khi đến địa đạo Củ Chi anh cảm thấy may mắn khi được sinh ra trong thời bình. Ảnh: fanch, ag.ogieglo94.
Sau gần 1 năm, gần chục ha đất đầm lầy, cỏ lác bên bờ sông Đông (phường Thành Sen, Hà Tĩnh) đã được cải tạo thành các đảo nhân tạo, làm nơi trú ngụ cho các loài chim.
Mỗi độ tháng Bảy, Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) lại rộn ràng với muôn vàn bước chân của du khách mọi miền, mang theo lòng tri ân thiêng liêng, thành kính.
Tuổi thọ bình quân năm 2024 của người dân Hà Tĩnh thấp hơn mức bình quân chung của cả trước. Trung bình phụ nữ Hà Tĩnh sống lâu hơn nam giới khoảng hơn 5 năm.
Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Dành hơn 20 năm để nghiên cứu về lịch sử làng quê ở Hà Tĩnh theo những tư liệu cũ bằng chữ Hán và chữ Nôm, ông Nguyễn Thế Phiệt (xã Mai Hoa, Hà Tĩnh) mong muốn khôi phục lại văn hóa, tín ngưỡng xa xưa của người Việt.
Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi
Chỉ mới 10 tuổi, Đặng Minh Thư (lớp 4H, Trường Tiểu học Hưng Trí, Hà Tĩnh) đã khiến cộng đồng không khỏi kinh ngạc khi được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập là học sinh nhỏ tuổi có khả năng nhớ và đọc chính xác 3.150 chữ số thập phân sau số Pi.
Dù đã nghỉ hưu nhưng bà Trần Thị Kim Soa (xã Sơn Giang, Hà Tĩnh) vẫn tận tâm với công việc thiện nguyện, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và góp sức xây dựng quê hương.
Mỗi độ tháng 7 về, hàng vạn du khách lại tìm về với Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) để dâng nén tâm hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông.
Thương cha mẹ quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nuôi mình và 4 chị em ăn học, Bùi Khắc Vũ (phường Nam Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) luôn quyết tâm học tập tốt để đáp đền công ơn các bậc sinh thành và cống hiến cho xã hội.
Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Từ những dặm dài lịch sử, TP Hà Tĩnh hôm nay đang viết tiếp hành trình mới - hành trình về khát vọng xây dựng đô thị phát triển bền vững và chính quyền phục vụ Nhân dân.
Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Được ví là “khu vườn” của "những cây lau bằng thép", 18 năm qua, CLB Nhà báo nữ Hà Tĩnh là nơi gắn kết để các nhà báo nữ ghi dấu ấn trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của tỉnh.
Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Nhờ chủ trương xây dựng NTM và quyết tâm cao, vợ chồng chị Nguyễn Thị Xuân và anh Lê Hồng Vân (Thạch Châu, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã xây dựng mô hình kinh tế vườn hộ cho thu nhập khá.
Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Cùng với những dự án lớn, nhiều người con Hà Tĩnh xa quê đã trở về đầu tư phát triển các mô hình lưu trú trên địa bàn, góp phần thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” phát triển.
Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, Hà Tĩnh có thống di sản văn hóa độc đáo và phong phú. Các giá trị văn hoá đó là chất liệu quý giá để báo chí khai thác, tôn vinh và lan tỏa.
Dù có nhiều cơ hội thể hiện tài năng trên các sân khấu âm nhạc “thời thượng” hay ổn định với công việc chuyên môn, nhiều người trẻ Hà Tĩnh vẫn chọn gắn bó với dân ca ví, giặm để lan tỏa câu hò, điệu ví quê hương.