9X Hà Tĩnh với khát vọng mang “công xưởng” về làng...

(Baohatinh.vn) - Ở tuối 29, Đặng Hữu Hùng ở xã Tùng Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) đã là giám đốc một công ty chuyên sản xuất hương thảo dược và chế phẩm sinh học. Anh đang thực hiện ước mơ xây dựng công xưởng sản xuất trên quê hương mình.

9X Hà Tĩnh với khát vọng mang “công xưởng” về làng...

Giám đốc trẻ Đặng Hữu Hùng. Ảnh: NVCC

Sinh ra ở vùng quê thuần nông Hà Tĩnh trong một gia đình nghèo có 5 anh chị em, từ nhỏ cậu bé Đặng Hữu Hùng đã nuôi ước mơ sau này lớn lên làm chủ doanh nghiệp kinh doanh điện tử.

Năm 2013, sau khi tốt nghiệp ngành thương mại điện tử và văn bằng 2 ngành tài chính ngân hàng (Trường Đại học Thương mại Hà Nội), Hùng được nhận vào làm việc ở một ngân hàng tại TP Biên Hòa (Đồng Nai). Không bằng lòng với công việc của một nhân viên hành chính, 1 năm sau đó, anh xin nghỉ và bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực thời trang.

9X Hà Tĩnh với khát vọng mang “công xưởng” về làng...

Công nhân sản xuất sản phẩm hương khuynh diệp tại hộ gia đình do anh Đặng Hữu Hùng cung cấp máy và nguyên liệu.

Bắt đầu với số vốn 5 triệu đồng, sau 3 năm (2014-2017), anh Hùng đã tạo cho mình 3 cửa hàng kinh doanh thời trang trẻ. Những tưởng việc làm ăn ngày càng phát triển thì cuối năm 2017, anh bị “sập tiệm” do kinh doanh thua lỗ... Đó cũng là cột mốc đáng nhớ để Hùng có bước rẽ cho sau này.

Sau hơn 1 năm rơi vào tuyệt vọng, Hùng bắt đầu trở lại với cuộc sống và những khát vọng mới của một người trẻ. Để xốc lại tinh thần, khởi đầu cho một hành trình mới, anh lên rừng, xuống biển khám phá vẻ đẹp của quê hương. Trong một lần đi chùa vãn cảnh, “lạc” vào không gian khói hương mù mịt của người đi lễ chùa, anh bị dị ứng đau rát mũi mấy ngày liền. Đó cũng là lúc ý tưởng làm hương sạch bằng thảo mộc ra đời.

9X Hà Tĩnh với khát vọng mang “công xưởng” về làng...

Đặng Hữu Hùng miệt mài với tâm nguyện phải làm được điều gì đó cho quê hương

Anh đã miệt mài tìm hiểu nghiên cứu từ việc đi đến các làng hương truyền thống trong và ngoại tỉnh... Sau khi học được cách làm hương truyền thống, Hùng bắt đầu lên mạng tìm kiếm thông tin và học kỹ thuật làm hương từ thảo mộc.

Sau thời gian nghiên cứu tìm tòi, đầu năm 2019, anh chọn cách làm hương bằng lá khuynh diệp và vỏ quế, đồng thời bắt đầu thử nghiệm tự làm các sản phẩm của mình. Có sản phẩm và tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm, Hùng bắt đầu quy trình gửi mẫu đến cơ quan chức năng phân tích và đánh giá kết quả.

9X Hà Tĩnh với khát vọng mang “công xưởng” về làng...

Các sản phẩm của công ty anh Đặng Hữu Hùng đều sản xuất từ 100% nguyên liệu thiên nhiên. Trong ảnh: Giấy chứng nhận kiểm định sản phẩm nhang sạch thảo mộc An An an toàn do Trung tâm kiểm định CASE thuộc Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh cấp.

“Giữa tháng 10/2019, Trung tâm kiểm định CASE thuộc Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh gửi kết quả giám định cho tôi. Kết quả giám định sản phẩm hoàn toàn không độc hại, thân thiện môi trường, tôi vỡ òa trong niềm hạnh phúc” - anh Hùng chia sẻ.

Có được “giấy thông hành” sản phẩm, anh Hùng bắt tay vào tìm khách hàng, sản xuất với số lượng lớn, xây dựng thương hiệu và thành lập công ty để phân phối sản phẩm. Anh chọn TP Vinh đặt trụ sở, kho hàng của công ty và liên kết với các hộ gia đình ở quê nhà xã Tùng Lộc (Can Lộc) để tiến hành sản xuất.

9X Hà Tĩnh với khát vọng mang “công xưởng” về làng...

Sản phẩm nhang hương của anh Đặng Hữu Hùng giới thiệu trên thị trường

Đến nay, sau gần 1 năm chính thức đi vào hoạt động, sản phẩm hương khuynh diệp và hương quế của Công ty cổ phần AVE GROUP thương hiệu An An do Đặng Hữu Hùng làm chủ đã có mặt trên 63 tỉnh, thành cả nước và được khách hàng đón nhận nhiệt tình.

Chỉ riêng năm 2019, sau 3 tháng sản xuất, sản lượng hương thảo mộc đạt 40 tấn. Sản phẩm được tiêu thụ thuân lợi, đưa lại doanh thu cho công ty anh Hùng 2 tỷ đồng.

Tháng 6/2020 vừa qua, anh Đặng Hữu Hùng thuê đất tại thôn Đông Quang Trung (xã Tùng Lộc) xây 1 nhà xưởng với diện tích 150 m2 và sắm 4 máy ủ nấu chế phẩm sinh học trị giá 200 triệu đồng để mở thêm hướng sản xuất mới. Đó là các loại chế phẩm sinh học: nước lau sàn, nước rửa chén và sắp tới là dầu gội đầu bằng thảo dược từ thiên nhiên. Dự tính xưởng sản xuất chế phẩm sinh học sẽ đạt năng suất 1.500 - 2.000 lít/ngày.

Mục tiêu của anh Đặng Hữu Hùng trong năm 2020 là sản xuất được khoảng 120 tấn hương sạch và 270.000 lít chế phẩm sinh học, doanh thu ước tăng gấp 5 lần năm 2019.

9X Hà Tĩnh với khát vọng mang “công xưởng” về làng...

Xưởng sản xuất chế phẩm sinh học vừa mới đi vào hoạt động 2 tháng qua tại thôn Đông Quang Trung (Tùng Lộc, Can Lộc)

Hiện tại, ngoài đội ngũ nhân viên marketing 30 người tại công ty, anh Hùng còn sử dụng hàng trăm cộng tác viên phân phối sản phẩm ở nhiều tỉnh, thành khác. Đặc biệt huy động lực lượng lao động thường xuyên 20 người và thời vụ 10 người, đều là các nông dân trên địa bàn xã Tùng Lộc.

Bà Nguyễn Thị Hòa, 60 tuổi (thôn Bắc Tân Dân, xã Tùng Lộc) cho biết: “Nhà tôi được anh Hùng cấp cho 3 máy làm hương cùng nguyên vật liệu. Ngoài 4 lao động trong gia đình, chúng tôi còn kêu 2 người khác nữa tới làm cùng. Công việc đều đặn thường xuyên, mỗi ngày thu nhập 200 ngàn đồng/người. Nhờ nghề làm hương mà gia đình tôi cũng như nhiều hộ khác trong làng ổn định cuộc sống”.

9X Hà Tĩnh với khát vọng mang “công xưởng” về làng...

Mang “công xưởng” về làng, 9X Hà Tĩnh mong muốn tạo nhiều việc làm cho bà con. Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Hòa (thôn Bắc Tân Dân, Tùng Lộc) tham gia làm hương, nâng cao thu nhập.

Nói về dự định tương lai, giám đốc 9X Hà Tĩnh Đặng Hữu Hùng chia sẻ: "Ước mơ của tôi là phát triển thương hiệu sản phẩm sạch An An ngày càng lớn mạnh. Đồng thời mở nhà máy sản xuất quy mô lớn tại quê nhà để có thể giúp đỡ bà con nhân dân có nhiều việc làm.

Ngoài ra, về lâu dài, tôi sẽ cố gắng xây dựng nguồn nguyên liệu tại các địa phương trong tỉnh như quy hoạch vùng trồng khuynh diệp, trồng quế để phát triển lâu dài...

“Đi xa để trở về, tôi hi vọng mình nỗ lực để đóng góp điều gì đó cho quê hương”

Anh Đặng Hữu Hùng là một thanh niên dám nghĩ, dám làm. Mô hình liên kết với các hộ gia đình ở các thôn đưa nghề làm hương thảo mộc về Tùng Lộc đã giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương. Đồng thời mở ra hướng đi mới cho phát triển kinh tế chung của xã.

Chúng tôi đang có định hướng vận động, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm hương thảo mộc của anh Hùng thành sản phẩm OCOP của xã.

Phó Chủ tịch UBND xã Tùng Lộc Đặng Thanh Bình

Chủ đề Khởi nghiệp

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.