Ẵm giải "sao nhí", cậu bé mồ côi Hà Tĩnh ước mơ thành ca sỹ

(Baohatinh.vn) - Cậu bé mồ côi cha - Phạm Hữu Đức (học sinh lớp 9D, Trường THCS Phan Huy Chú, Thạch Hà, Hà Tĩnh) ước mơ cháy bỏng trở thành ca sỹ chuyên nghiệp sau khi là 1 trong 10 thí sinh giành được chứng nhận "sao nhí xuất sắc" tại chung kết Cuộc thi âm nhạc “Sao nhí năm 2018”.

Phạm Hữu Đức biểu diễn trong đêm chung kết "Sao nhí 2018"

Ẵm giải “sao nhí”, cậu bé mồ côi Hà Tĩnh ước mơ thành ca sỹ

"Sao nhí năm 2018" Phạm Hữu Đức trong lễ nhận thưởng

2 tuổi, Đức đã mồ côi cha, mẹ em ở vậy tần tảo nuôi em khôn lớn. Cũng vì hoàn cảnh gia đình mẹ góa con côi, từ bé, Đức đã ít nói, trầm tư hơn các bạn cùng lứa. Chỉ những khi ở nhà, bên cạnh mẹ, em mới mạnh dạn hát múa, thế nên cũng không có nhiều người biết đến khả năng của em.

Chị Nguyễn Thị Hiền - mẹ Đức cho biết: “Bố mất lúc con mới được 2 tuổi nhưng do bố đi lao động ở nước ngoài nên thời gian hai bố con ở bên nhau chỉ được đúng 1 tháng 10 ngày. Đó là sự thiệt thòi lớn nhất của cuộc đời con. Những đêm hai mẹ con ôm nhau, con cứ thủ thỉ với mẹ là rất muốn được đi học hát, học đàn. Nghĩ gánh hàng hoa quả của mình nuôi hai mẹ con còn khó khăn, lấy đâu ra tiền cho con đi học năng khiếu. Nhưng rồi thấy con quá khao khát, tôi đã quyết tâm dù vất vả cũng phải đầu tư cho con".

Ẵm giải “sao nhí”, cậu bé mồ côi Hà Tĩnh ước mơ thành ca sỹ

Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, Đức tìm đến cô giáo dạy thanh nhạc để học tập

Khi đã quyết tâm, hai mẹ con lại phân vân vì không biết tìm chỗ học cho con ở đâu. Ngoài thời gian học, Đức vẫn thường phụ mẹ bán hoa quả ở chợ tỉnh. Có những hôm Đức mang chanh đi bán dạo. Mỗi lần đi ngang qua Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi, thấy các bạn nhỏ được học đàn, hát, Đức chỉ dám đứng ngoài nhìn vào với ánh mắt len lén, thèm muốn. Nhìn các bạn, niềm khao khát được học nhạc một cách bài bản, chuyên nghiệp càng thôi thúc Đức.

Một lần, em đã đánh liều vào gặp cô giáo dạy nhạc hỏi cô có thể giúp em học không. “Tôi khá bất ngờ khi gặp em. Ôm rổ chanh trên tay, ánh mắt em ngượng ngùng nhưng ánh lên một cái gì đó rất lạ. Và tôi nghĩ, chắc chắn mình phải giúp cậu bé này thực hiện ước mơ” – cô Võ Thúy Hiền (giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Thạch Hà) nhớ lại.

Ẵm giải “sao nhí”, cậu bé mồ côi Hà Tĩnh ước mơ thành ca sỹ

Ngoài thời gian học văn hóa và âm nhạc, Đức còn phụ mẹ bán hàng để kiếm thêm thu nhập

Cũng từ hôm đó, hai cô trò bắt đầu miệt mài ôn luyện để chuẩn bị cho em tham gia các cuộc thi tài năng âm nhạc nhí.

Cô Hiền cho biết: “Đức rất chăm chỉ và quyết tâm theo đuổi đam mê. Có những hôm 5h sáng, em đã đến nhà cô để tập hát vì ban ngày cô trò phải lên lớp. Nhiều đêm mưa gió hai cô trò vẫn chở nhau đi tập hát, thu âm. Dù là một cậu bé hiền lành, nhút nhát nhưng khi được hướng dẫn bài bản thì cá tính âm nhạc thể hiện khá rõ. Em có chất giọng sáng, có thể hát được rất nhiều thể loại như dân ca, rock, rap, nhưng thể hiện thành công nhất vẫn là những bản ballad nhẹ nhàng, trong sáng về tình yêu quê hương đất nước, tình mẹ…”

Đức chia sẻ: “Sau cuộc thi Sao nhí, một số công ty giải trí ở Sài Gòn đã đặt vấn đề ký hợp đồng với em nhưng em chưa nhận lời. Dù mơ ước trở thành một ca sỹ chuyên nghiệp nhưng với em bây giờ, việc học vẫn là quan trọng nhất. Cô Hiền vẫn thường nói với em, để trở thành một nghệ sỹ chân chính, trước hết phải học hành bài bản đã. Em sẽ cố gắng học thật tốt để sau này thi vào một trường nghệ thuật chuyên nghiệp – nơi em có thể thực hiện mơ ước thành ca sỹ của mình”.

Vòng chung kết Cuộc thi âm nhạc “Sao nhí năm 2018” do Hội Nhạc sỹ miền Trung tổ chức vào cuối tháng 7 vừa qua tại Đà Nẵng có sự tham gia của 19 thí sinh. Để có mặt ở vòng chung kết, các thí sinh đã vượt qua 4 vòng loại tổ chức tại Huế, với sự tham gia của hơn 200 thí sinh.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề Ca sỹ Hà Tĩnh

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.