Ấn tượng Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi khu vực phía Bắc tại Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Với hơn 90 tiết mục đến từ 26 đoàn tham gia, Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi khu vực phía Bắc vừa diễn ra tại TP Hà Tĩnh đã trở thành ngày hội giao lưu văn hóa, để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả.

Ấn tượng Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi khu vực phía Bắc tại Hà Tĩnh

Điều đặc biệt ở Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi khu vực phía Bắc năm 2023 là hầu hết các đoàn dự thi đều dàn dựng các tiết mục văn nghệ mang bản sắc vùng miền, tôn vinh di sản văn hóa quê hương. Trong ảnh: Đoàn văn nghệ người cao tuổi Hà Tĩnh mở màn liên hoan với Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh “Người cao tuổi đất Hồng Lam vâng lời Bác dạy”.

Ấn tượng Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi khu vực phía Bắc tại Hà Tĩnh

Đoàn Bắc Giang mang đến liên hoan tiết mục hát văn lời cổ “Cô bé Thượng Ngàn”.

Ấn tượng Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi khu vực phía Bắc tại Hà Tĩnh

Tiết mục để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả khi tái hiện không khí tươi vui của nghi thức sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ thời xưa.

Ấn tượng Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi khu vực phía Bắc tại Hà Tĩnh

Khán giả Hà Tĩnh được hòa mình vào giai điệu núi rừng miền núi phía Bắc Tổ quốc - quê hương cách mạng qua điệu hát Then đàn tính “Từ suối nguồn Pác Bó” của đoàn văn nghệ người cao tuổi tỉnh Cao Bằng.

Ấn tượng Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi khu vực phía Bắc tại Hà Tĩnh

Tiết mục hát Xoan “Trống Quân đón đào” của đoàn văn nghệ người cao tuổi tỉnh Phú Thọ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc.

Ấn tượng Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi khu vực phía Bắc tại Hà Tĩnh

Không gian văn hóa quan họ đầy trữ tình với hình ảnh liền anh, liền chị xúng xính nón quai thao trong mùa trẩy hội, được đoàn văn nghệ người cao tuổi tỉnh Bắc Ninh tái hiện đầy ấm áp qua tiết mục “Đối ca Sông Cầu”.

Ấn tượng Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi khu vực phía Bắc tại Hà Tĩnh

Bộ môn nghệ thuật chèo được xem là một “đặc sản” của cư dân lúa nước đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy, tại liên hoan lần này, nhiều đoàn đã đưa điệu chèo vào các tiết mục, tô đậm thêm bản sắc văn hóa vùng miền. Trong ảnh: Tiết mục chèo “Hà Nam quê mẹ” do đoàn văn nghệ người cao tuổi tỉnh Hà Nam biểu diễn.

Ấn tượng Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi khu vực phía Bắc tại Hà Tĩnh

Cùng với Hà Tĩnh, hiện một số tỉnh, thành khác cũng đồng sở hữu ca trù - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tại liên hoan, nghệ thuật ca trù lại được tôn vinh bởi tiếng đàn, lời ca của các ca nương, nghệ nhân cao tuổi. Trong ảnh: Tiết mục ca trù “Phú Nguyệt Hồ” đến từ đoàn văn nghệ người cao tuổi tỉnh Hưng Yên.

Ấn tượng Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi khu vực phía Bắc tại Hà Tĩnh

Bên cạnh những tiết mục dân ca mang bản sắc di sản văn hóa vùng miền, Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi khu vực phía Bắc 2023 còn có nhiều tiết mục đơn ca, song ca, tốp ca biểu diễn thể loại ca khúc truyền thống, cách mạng, ca ngợi quê hương. Trong ảnh: Tiết mục đơn ca “Tổ quốc gọi tên mình” đến từ đoàn văn nghệ người cao tuổi tỉnh Nghệ An.

Ấn tượng Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi khu vực phía Bắc tại Hà Tĩnh

Song ca “Thành phố của anh, thành phố của em” của đoàn văn nghệ người cao tuổi TP Hải Phòng là một trong những tiết mục gây ấn tượng tại liên hoan.

Ấn tượng Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi khu vực phía Bắc tại Hà Tĩnh

Dù không chuyên nhưng các diễn viên nam nữ của đoàn văn nghệ người cao tuổi Hà Nội đã để lại ấn tượng sâu sắc khi thể hiện hết sức nhuần nhuyễn các kỹ thuật phối bè trong tiết mục “Ca ngợi Tổ quốc”.

Ấn tượng Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi khu vực phía Bắc tại Hà Tĩnh

Theo đánh giá của ban tổ chức, nhiều đoàn văn nghệ người cao tuổi đã có sự đầu tư chỉn chu trong dàn dựng chương trình. Từ xây dựng chủ đề ý nghĩa cho đến lựa chọn ca khúc, tiết mục, tập luyện và đầu tư trang phục biểu diễn... Trong ảnh: Tiết mục tổ khúc dân ca ví, giặm “Người cao tuổi Nghệ An làm theo lời Bác” do đoàn văn nghệ người cao tuổi tỉnh Nghệ An biểu diễn.

Ấn tượng Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi khu vực phía Bắc tại Hà Tĩnh

Bên cạnh các giọng ca, các diễn viên múa phụ họa với sự tập luyện công phu cũng đã mang đến thành công cho các tiết mục trong liên hoan. Trong ảnh: Tiết mục “Người cao tuổi Hà Tĩnh - Khúc hát tự hào” do đoàn văn nghệ người cao tuổi tỉnh Hà Tĩnh thể hiện.

Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi khu vực phía Bắc diễn ra từ ngày 29 - 30/9, tại TP Hà Tĩnh. Liên hoan có sự tham gia của 26 đoàn văn nghệ quần chúng, quy tụ gần 400 diễn viên cao tuổi của 26 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Bắc.

Kết quả, Ban Tổ chức đã trao 10 giải A, 10 giải B, 6 giải C cho các tập thể; trao thưởng 2 diễn viên nam và nữ cao tuổi nhất; trao 20 giải tiết mục đơn ca xuất sắc nhất; 7 giải tiết mục song ca xuất sắc nhất; 28 giải tiết mục tốp ca, ca cảnh xuất sắc nhất. Trong đó, 10 giải A tập thể gồm: Hà Tĩnh, Hà Nội, Thanh Hóa, Cao Bằng, Thái Bình, Điện Biên, Hưng Yên, Nghệ An, Hà Nam, Hải Phòng; 10 giải B tập thể gồm: Sơn La, Bắc Ninh, Lai Châu, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Ninh Bình, Phú Thọ, Nam Định, Bắc Kạn; 6 giải C tập thể gồm: Bắc Giang, Lào Cai, Hải Dương, Hà Giang, Thái Nguyên, Hòa Bình.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.