Bà Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp tục làm Bộ trưởng Y tế

Trong danh sách 20 thành viên Chính phủ được đề nghị miễn nhiệm không có tên Bộ trưởng Y tế.

Theo tờ trình của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sáng 8/4, 20 thành viên Chính phủ được đề nghị miễn nhiệm là những người đến tuổi nghỉ chế độ, không tái cử vào Trung ương khóa 12 hoặc đã nhận nhiệm vụ mới.

Riêng Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến không nằm trong danh này dù không tái cử vào Trung ương.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Tại đại hội Đảng 12 hồi tháng 1 vừa qua, ngành Y tế có hai đề cử ủy viên Trung ương là Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, nhưng cả hai không trúng cử và đây cũng là ngành duy nhất không có đại diện trong Trung ương khóa mới.

Trả lời câu hỏi của báo giới sau đại hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho hay, "việc một số vị trưởng ngành không trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương là bình thường vì có số dư nên đã có kế hoạch".

Theo ông Nên, không nhất thiết ngành nào cũng bố trí ủy viên. Riêng các địa phương thì cố gắng để người đứng đầu vào Trung ương, nếu chưa thì "Trung ương sẽ xem xét điều động khi cần thiết".

Đại hội Đảng khóa 12 vừa qua đã bầu ra Ban Chấp hành mới với 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết. Ngoài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin rút khỏi danh sách đề cử, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh và 14 bộ trưởng không phải là ủy viên Trung ương.

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến (57 tuổi, quê Hà Tĩnh) có chuyên môn phó giáo sư, tiến sĩ Y khoa. Bà là ủy viên Trung ương Đảng dự khuyết Khóa 10, ủy viên Trung ương Đảng Khóa 11, đại biểu Quốc hội Khóa 12, 13.

Từng giảng dạy tại Đại học Y Hà Nội, bà sau đó làm Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, đồng thời là Phó Chủ nhiệm Bộ môn Vi sinh cộng đồng, Đại học Y dược TP HCM, Trưởng Ban điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống sốt xuất huyết, Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia tiêm chủng mở rộng, phòng chống HIV/AIDS khu vực phía Nam, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ sở Bộ Y tế.

Từ năm 2007, bà đảm nhiệm các vị trí ủy viên dự khuyết Trung ương, Thứ trưởng Y tế, Tổng biên tập Tạp chí Y học thực hành.

Tại Đại hội Đảng lần thứ 11, bà được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được phê chuẩn làm Bộ trưởng Y tế tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13.

Trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã có nhiều nỗ lực thay đổi cơ chế làm việc của ngành như cấm nhân viên y tế nhận phong bì, yêu cầu các bệnh viện công khai đường dây nóng, lắp camera theo dõi ở một số bệnh viện lớn... Dù vậy, một số vấn đề còn tồn tại của ngành y như nhiều trẻ em bị chết sau khi tiêm phòng, bệnh viện quá tải, chất lượng phục vụ một số nơi chưa tốt khiến bà chưa được đại biểu tín nhiệm cao.

Trong hai lần lấy phiếu, số "tín nhiệm cao" của bà Tiến từ 108 đợt đầu giảm xuống còn 97 (chiếm 19%), số "tín nhiệm thấp" từ 146 cũng tăng lên 192 phiếu (chiếm 38%).

Theo VnExpress

Đọc thêm

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?