(Baohatinh.vn) - Vào mỗi vụ mùa, nông dân Hà Tĩnh thường xử lý rơm rạ bằng cách đốt ngay tại ruộng. Điều đáng nói, nhiều khu vực ruộng gần quốc lộ, tỉnh lộ, việc làm này đã gây khói bụi, hạn chế tầm nhìn của người tham gia giao thông.

Đốt rơm rạ gần đường giao thông, hiểm nguy với người đi đường

Vào mỗi vụ mùa, nông dân Hà Tĩnh thường xử lý rơm rạ bằng cách đốt ngay tại ruộng. Điều đáng nói, nhiều khu vực ruộng gần quốc lộ, tỉnh lộ, việc làm này đã gây khói bụi, hạn chế tầm nhìn của người tham gia giao thông.

Đốt rơm rạ gần đường giao thông, hiểm nguy với người đi đường

Hơn 11h trưa 7/5, khói mù mịt vẫn bủa vây QL1A đoạn qua xã Thạch Kênh (Thạch Hà)

Tài xế Lê Anh Tuấn (TP Hà Tĩnh) cho biết: "11h trưa mà đường mù khói, rất khó quan sát. Trên quốc lộ thời điểm ấy, lưu lượng xe di chuyển nhiều, xe nhỏ, xe to, container... nườm nượp, lại còn thêm người đi bộ, xe thô sơ qua đường. Giữa lúc đó, khói bốc lên mù mịt che khuất tầm nhìn, cánh tài xế chúng tôi nhiều phen hú vía".

Đốt rơm rạ gần đường giao thông, hiểm nguy với người đi đường

Một số người dân vẫn chưa ý thức được việc mình làm đang gián tiếp gây nguy hiểm cho người đi đường

Nguy hiểm là vậy, nhưng có người dân khi được hỏi vẫn chưa ý thức được việc mình làm đang gián tiếp gây nguy hiểm cho người đi đường mà chỉ coi đó là thói quen, phương thức xử lý rơm rạ hiệu quả mà họ vẫn làm lâu nay.

Một người dân phân trần: "Nhiều rơm rạ nên chúng tôi cũng đưa về nhà, nhưng không thể đưa hết, nên số còn lại đốt tại ruộng, tro tàn sau khi đốt để làm phân bón cho ruộng luôn. Từ xưa đến nay, chúng tôi đều làm thế."

Đốt rơm rạ gần đường giao thông, hiểm nguy với người đi đường

Khói từ việc đốt rơm rạ dư thừa bao trùm ruộng và lan ra cả các con đường

Để hạn chế tình trạng trên, tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, các cơ quan chức năng và chính quyền sở tại cần tuyên truyền những tác hại của việc đốt rơm rạ đối với môi trường, sức khỏe, nhất là khu vực ruộng gần đường giao thông nhiều phương tiện qua lại, dễ dẫn đến các vụ tai nạn đáng tiếc.

Song song với đó, cần hướng dẫn người dân sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ dư thừa sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ phục vụ nông nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường…

  • Đốt rơm rạ gần đường giao thông, hiểm nguy với người đi đường
    Lãng phí, mất an toàn từ các cơ sở GDTX ở Hương Sơn

    Trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) hiện có 2 cơ sở giáo dục thường xuyên bị “lãng quên” từ hàng chục năm nay. Các ngôi trường bỏ hoang này không chỉ gây lãng phí đất đai mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn và địa điểm "lý tưởng" cho tội phạm trú chân...

  • Đốt rơm rạ gần đường giao thông, hiểm nguy với người đi đường
    Cảnh báo 24 “điểm đen” tiềm ẩn nguy cơ cao về TNGT tại Hà Tĩnh

    Thời gian qua, trên tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn Hà Tĩnh xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, đặc biệt không ít các vụ xảy ra tại một vị trí, trên cùng một đoạn đường. Những vị trí này thường là điểm giao cắt, đông người tham gia giao thông, khuất tầm nhìn, thiếu hệ thống chiếu sáng vào ban đêm...

  • Đốt rơm rạ gần đường giao thông, hiểm nguy với người đi đường
    “Rình rập” tai nạn giao thông trên tỉnh lộ 7!

    Tỉnh lộ 7 là tuyến giao thông huyết mạch nối 2 huyện Can Lộc và Lộc Hà (Hà Tĩnh). Tuy nhiên, hành lang tỉnh lộ này đoạn qua địa bàn xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà bị lấn chiếm làm nơi bán hàng, tập kết gỗ, vật liệu, gây mất an toàn giao thông.

  • Đốt rơm rạ gần đường giao thông, hiểm nguy với người đi đường
    Lấn chiếm lòng, lề đường phơi lúa: “Trên cứ cấm, dưới cứ phơi”!

    Từ nhiều năm nay, mỗi vụ thu hoạch lúa là rất nhiều tuyến đường từ nông thôn đến quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn Hà Tĩnh lại diễn ra tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để phơi lúa, rơm rạ, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Hà Minh


Hà Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin đã đưa

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm Thành phố Hà Tĩnh

Hãy chia sẻ với bạn bè!
Tắt [X]