Đốt rơm rạ gần đường giao thông, hiểm nguy với người đi đường

(Baohatinh.vn) - Vào mỗi vụ mùa, nông dân Hà Tĩnh thường xử lý rơm rạ bằng cách đốt ngay tại ruộng. Điều đáng nói, nhiều khu vực ruộng gần quốc lộ, tỉnh lộ, việc làm này đã gây khói bụi, hạn chế tầm nhìn của người tham gia giao thông.

Đốt rơm rạ gần đường giao thông, hiểm nguy với người đi đường

Hơn 11h trưa 7/5, khói mù mịt vẫn bủa vây QL1A đoạn qua xã Thạch Kênh (Thạch Hà)

Tài xế Lê Anh Tuấn (TP Hà Tĩnh) cho biết: "11h trưa mà đường mù khói, rất khó quan sát. Trên quốc lộ thời điểm ấy, lưu lượng xe di chuyển nhiều, xe nhỏ, xe to, container... nườm nượp, lại còn thêm người đi bộ, xe thô sơ qua đường. Giữa lúc đó, khói bốc lên mù mịt che khuất tầm nhìn, cánh tài xế chúng tôi nhiều phen hú vía".

Đốt rơm rạ gần đường giao thông, hiểm nguy với người đi đường

Một số người dân vẫn chưa ý thức được việc mình làm đang gián tiếp gây nguy hiểm cho người đi đường

Nguy hiểm là vậy, nhưng có người dân khi được hỏi vẫn chưa ý thức được việc mình làm đang gián tiếp gây nguy hiểm cho người đi đường mà chỉ coi đó là thói quen, phương thức xử lý rơm rạ hiệu quả mà họ vẫn làm lâu nay.

Một người dân phân trần: "Nhiều rơm rạ nên chúng tôi cũng đưa về nhà, nhưng không thể đưa hết, nên số còn lại đốt tại ruộng, tro tàn sau khi đốt để làm phân bón cho ruộng luôn. Từ xưa đến nay, chúng tôi đều làm thế."

Đốt rơm rạ gần đường giao thông, hiểm nguy với người đi đường

Khói từ việc đốt rơm rạ dư thừa bao trùm ruộng và lan ra cả các con đường

Để hạn chế tình trạng trên, tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, các cơ quan chức năng và chính quyền sở tại cần tuyên truyền những tác hại của việc đốt rơm rạ đối với môi trường, sức khỏe, nhất là khu vực ruộng gần đường giao thông nhiều phương tiện qua lại, dễ dẫn đến các vụ tai nạn đáng tiếc.

Song song với đó, cần hướng dẫn người dân sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ dư thừa sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ phục vụ nông nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường…

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.