Bảo tàng Hà Tĩnh tiếp nhận nhiều cổ vật đông y

(Baohatinh.vn) - Một số hội viên Hội Đông y Hà Tĩnh vừa hiến tặng cho Bảo tàng Hà Tĩnh hàng chục cổ vật liên quan đến nghề bốc thuốc đông y trên địa bàn.

Bảo tàng Hà Tĩnh tiếp nhận nhiều cổ vật đông y

Các cổ vật liên quan đến nghề thuốc đông y còn khá nguyên vẹn được hiến tặng.

Số cổ vật được hiến tặng có niên đại hàng trăm năm, còn khá nguyên vẹn gồm: 2 mộc bản in sách thuốc, 2 cuốn sách thuốc, 2 cân thập lục, 1 hộp đựng thuốc, 1 khuôn đúc thuốc, 2 mai rùa, 1 tủ đựng thuốc bằng nhiều chất liệu như gỗ, ngà voi, kim loại được chế tạo thủ công công phu…

Các cuốn sách thuốc được chép tay bằng chữ Hán ghi lại bí quyết các bài thuốc gia truyền được nhiều thế hệ trao truyền như vật gia bảo từ đời này sang đời khác.

Bảo tàng Hà Tĩnh tiếp nhận nhiều cổ vật đông y

Cuốn sách thuốc được chép tay bằng chữ Hán ghi lại bí quyết các bài thuốc gia truyền.

Đặc biệt, 2 tấm mộc bản in các bài thuốc của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được phát triện hơn 20 năm trước khi khai quật phần mộ của ông được đại diện Hội Đông y tỉnh bàn giao cho Bảo tàng tỉnh phục vụ công tác lưu giữ, nghiên cứu và phát huy giá trị.

Cổ vật là âm bản chữ Hán được làm bằng ván thân cây gỗ thị hình chữ nhật, kích thước dài 32cm, rộng 20cm, ngược hai mặt, khắc sâu, sắc nét dùng để in sách thuốc “Lĩnh Nam bản thảo”, quyển thượng, thuộc bộ sách “Tân Thuyên Hải Thượng y tông (tâm lĩnh)”.

Bảo tàng Hà Tĩnh tiếp nhận nhiều cổ vật đông y

Mộc bản in sách thuốc “Lĩnh Nam bản thảo”.

Việc sưu tầm số cổ vật trên bổ sung và làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa phi vật thể ngành nghề truyền thống; làm tư liệu nghiên cứu lịch sử ngành đông y Hà Tĩnh, phục vụ tốt công tác lưu giữ, bảo tồn ngành nghề có vị trí đặc biệt quan trọng này.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.