Bất an với tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở sông Rào Tre

(Baohatinh.vn) - Mấy năm gần đây, tình trạng sạt lở ở sông Rào Tre thuộc địa bàn xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) diễn ra ngày một nghiêm trọng.

Bất an với tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở sông Rào Tre

Cách đây 10 năm, khu vực này là lòng sông Rào Tre, nhưng giờ là bãi đá cạn, dòng chảy đã dịch chuyển hơn 300 m về phía khu dân cư thôn 1, xã Hương Liên.

Vì dòng chảy sông Rào Tre thay đổi nên mấy năm gần đây, khu vườn của ông Hồ Trung Kiên ở thôn 1, xã Hương Liên đã liên tục bị xâm lấn, xói lở nặng. Trước đây, khu vườn của gia đình ông rộng khoảng 1 ha, khoảng cách từ nhà ra bờ sông dài hơn 100m, thế nhưng nay đã bị xói lở khiến diện tích vườn còn chưa đầy 1/2, bờ sông nay chỉ cách nhà chừng 25 m.

Ông Kiên càng bất an hơn khi dòng sông đang tiếp tục gây xói lở, uy hiếp trực tiếp đến các công trình phụ, giếng nước, nhà ở của gia đình. Nếu không được khắc phục kịp thời, chỉ vài năm nữa là khu vườn này đứng trước nguy cơ xóa sổ, gia đình ông sẽ phải di dời đến nơi ở khác.

Bất an với tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở sông Rào Tre

Đất vườn, chuối, bưởi, gió trầm.. của gia đình ông Hồ Trung Kiên dần dần bị cuốn trôi theo dòng nước

Ông Hồ Trung Kiên chia sẻ: “Tôi và các hộ sinh sống ven bờ sông Rào Tre đang rất lo lắng trước tình trạng sạt lở này. Chúng tôi đã tự khắc phục bằng cách trồng tre, che chắn, đóng cọc... nhưng không thể cản nổi nước sông. Bà con cũng đã làm đơn kiến nghị lên chính quyền địa phương và cấp trên với mong muốn sớm có biện pháp, giải pháp ngăn chặn tình trạng này nhưng chưa được giải quyết”.

Cùng cảnh ngộ với gia đình ông Hồ Trung Kiên, ở thôn 1 của xã Hương Liên còn có khoảng 70 hộ bị sạt lở mất đất sản xuất nông nghiệp (nằm ven 3 km bờ sông) và 4 hộ bị sạt lở vườn nghiêm trọng (dài khoảng 500 m). Tình trạng sạt lở đang diễn ra khá phức tạp, nhất là vào mùa mưa lụt khiến nhiều diện tích đất vườn, cây cối, công trình phụ tiếp tục bị đe dọa.

Bất an với tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở sông Rào Tre

Nhiều công trình phụ, chuồng trại của người dân thôn 1, xã Hương Liên đứng trước nguy cơ bị cuốn trôi

Tình trạng sạt lở bờ sông ở khu vực bản Rào Tre cũng đang rất phức tạp, đáng báo động. Gần 3 km bờ sông chảy qua cánh đồng sản xuất và nơi cư trú của đồng bào dân tộc Chứt đã xuất hiện hàng chục điểm sạt lở, trong đó có những đoạn sạt lở lớn, xói hàm ếch, dốc đứng khoảng 4 - 5 m.

Anh Hồ Viết Hải (dân tộc Chứt) ở Bản Rào Tre phản ánh: “Năm 2018, tôi được chính quyền địa phương cấp cho 500 m2 đất sản xuất lúa. Thế nhưng, mấy năm trở lại đây, do thay đổi dòng chảy, nước sông Rào Tre cứ lấn dần vào chân ruộng (mỗi năm bị sạt lở mất từ 3 - 5 m) nên giờ chỉ còn lại hơn 100 m2. Đất bị xói lở đã gây ảnh hưởng đến sản xuất, đảm bảo nguồn lương thực cho cả gia đình”.

Bất an với tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở sông Rào Tre

Ruộng lúa của anh Hồ Viết Hải đang ngày một bó hẹp vì bị dòng sông lấn chiếm.

Ông Nguyễn Văn Mận - Bí thư Chi bộ bản Rào Tre thông tin: “Bản là nơi sinh sống của 45 hộ với 157 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Chứt. Cách đây 7 năm, bà con được cấp là 3,7 ha đất nông nghiệp nhưng giờ chỉ còn hơn gần 2 ha, số còn lại đã bị xói mòn, sạt lở, không thể canh tác. Những diện tích còn lại cũng đang tiếp tục bị uy hiếp, quỹ đất ngày một hẹp gây ảnh hưởng đến sản xuất, an ninh lương thực”.

“Những năm gần đây, dòng chảy sông Rào Tre thay đổi mạnh vì tác động từ biến đổi khí hậu và việc ngăn dòng, xả lũ của Nhà máy Thủy điện Hố Hô. Để bảo vệ đất đai sản xuất cho dân bản, cách đây 4 năm, một số vị trí xung yếu đã được đổ đá để kè nhưng do dòng chảy xói quá mạnh nên không chống chịu được, kè đá hiện đã bị trôi hết”, ông Nguyễn Văn Mận thông tin thêm.

Bất an với tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở sông Rào Tre

Sát bản của người Chứt, bờ sông cũng sạt lở hàm ếch, dốc đứng

Thiếu tá Nguyễn Đình Quân - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Bản Giàng phản ánh: “Tình trạng sạt lở bờ sông đang gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, chăn thả gia súc, sản lượng lương thực, nguy cơ mất an toàn và tâm tư, nguyện vọng của bà con dân tộc Chứt. Vì vậy, các cấp, ngành cần ưu tiên, quan tâm và sớm kiểm tra, đánh giá để có phương án khắc phục”.

Bất an với tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở sông Rào Tre

Tình trạng bờ sông sạt lở nghiêm trọng đang đe dọa đến đất đai, tài sản, tính mạng của người dân.

Phó Chủ tịch UBND xã Hương Liên Phan Thanh Lê cho biết: “Vấn đề sạt lở hai bên bờ sông Rào Tre đoạn qua xã Hương Liên đã đến mức báo động. Đây là vấn đề “nóng” trong các hội nghị, các cuộc tiếp xúc cử tri và bà con cũng đã nhiều làm đơn gửi chính quyền địa phương đề nghị sớm xử lý. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, cần phải khảo sát, đánh giá kỹ, cần kinh phí nhiều, nằm ngoài khả năng của xã nên chúng tôi đã có ý kiến lên cấp trên”.

“Cách đây mấy năm, có một đoàn khảo sát của các sở, ngành cấp tỉnh về kiểm tra tình trạng sạt lở nhưng chưa đi đến kết luận, chưa có giải pháp và phương án khắc phục cụ thể. Vì vậy, thời gian tới chúng tôi mong huyện, tỉnh, Trung ương quan tâm, xem xét, đánh giá, bố trí kinh phí để sớm ngăn chặn tình trạng này”, ông Phan Thanh Lê mong muốn.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.