Bất cẩn trong đốt vỏ keo, tràm: Cháy rừng “như chơi”!

(Baohatinh.vn) - Việc người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh châm lửa đốt vỏ keo, tràm trên các tuyến đường gần bìa rừng rồi tự ý bỏ đi gây nguy cơ cháy rừng cao, nhất là thời điểm nắng nóng như hiện nay.

bat can trong dot vo keo tram chay rung nhu choi

Người dân đốt vỏ keo, tràm gây nguy cơ cháy rừng cao

Trưa ngày 10/5, người dân tại địa phận thôn Tân Sơn (xã Nam Hương – huyện Thạch Hà) châm lửa đốt vỏ keo, tràm song lại không có mặt tại hiện trường để quan sát. Vỏ keo, tràm đã được phơi khô khiến ngọn lửa lan ra nhanh chóng và bén lên cả những cây bên đường (ven bìa rừng). Nếu như người đi đường không phát hiện kịp thời và báo cho người dân lân cận nhanh chóng đến dập lửa thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra.

bat can trong dot vo keo tram chay rung nhu choi

Nếu đốt vỏ keo, tràm những vị trí như thế này có thể gây ra chập điện.

Đó chỉ là một trong nhiều trường hợp đang diễn ra hiện nay tại những địa phương có khai thác gỗ keo, tràm như: Thạch Hà, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang... Thực tế cho thấy, sau khi người dân khai thác gỗ keo, tràm thì số vỏ được chất đầy đường. Để giải tỏa đường đi, người dân đã xử lý số vỏ keo, tràm này bằng cách đốt cháy. Tuy nhiên, trong quá trình đốt, người dân lại không ở lại để kiểm soát, khiến cho ngọn lửa lan nhanh.

bat can trong dot vo keo tram chay rung nhu choi

Vỏ keo, tràm đầy rẫy trên các tuyến đường tại các xã Thạch Điền, Nam Hương (Thạch Hà)...

Ông L. - một cán bộ Nhà máy nước Bộc Nguyên (xã Thạch Điền - Thạch Hà) cho hay: “Thời gian gần đây, trong khi cùng công nhân đi kiểm tra thực địa xung quanh vùng thượng nguồn hồ Bộc Nguyên, chúng tôi bắt gặp một số người dân đốt vỏ keo, tràm trên đường, khu vực gần bìa rừng nhưng không có mặt để theo dõi và dập tắt ngọn lửa khi đốt xong, gây nguy cơ cháy rừng rất cao, nhất là sắp tới khi có gió Lào thổi”.

bat can trong dot vo keo tram chay rung nhu choi

Chính quyền các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng từ việc đốt vỏ keo, tràm.

Mùa nắng nóng ở Hà Tĩnh diễn ra gay gắt với nền nhiệt độ cao kèm theo gió Lào thổi mạnh, để đảm bảo an toàn chính quyền các địa phương khu vực có diễn ra hoạt động khai thác gỗ keo, tràm cần tăng cường tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng bằng cách khai thác và xử lý vỏ keo, tràm theo đúng quy định.

Đặc biệt, khi người dân xử lý vỏ keo, tràm bằng phương pháp đốt cháy cần phải có mặt tại hiện trường để quan sát, theo dõi dập lửa ngay sau quá trình đốt, tránh tình trạng ngọn lửa lây lan, gây nguy cơ cháy rừng cao.

Đọc thêm

Vỡ cửa cống, nhiều diện tích ruộng lúa nhiễm mặn

Vỡ cửa cống, nhiều diện tích ruộng lúa nhiễm mặn

Cống Đập Xạ nằm trên tuyến đê Hữu Nghèn thuộc địa phận TDP 8, thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị vỡ khiến nhiều diện tích ruộng bị xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến lúa vụ xuân của người dân.
"Ẩn họa" khi đánh bắt cá trong nước lũ

"Ẩn họa" khi đánh bắt cá trong nước lũ

Mưa lớn những ngày qua đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh ngập lụt. Dù nước dâng cao nhưng nhiều người dân vẫn bất chấp hiểm nguy, lội ra những cánh đồng mênh mông nước để thả lưới bắt cá.
 “Thót tim” khi qua cầu trên quốc lộ 8C

“Thót tim” khi qua cầu trên quốc lộ 8C

Sau nhiều năm sử dụng, cầu tràn Lâm Lĩnh nối xã Sơn Lĩnh và xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xuống cấp, gây bất an cho người dân khi tham gia giao thông qua đây.
Nhếch nhác 2 cây cầu sắt trên tuyến kênh thoát lũ

Nhếch nhác 2 cây cầu sắt trên tuyến kênh thoát lũ

Nhiều năm nay, trên tuyến kênh thoát lũ ở địa bàn phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tồn tại 2 cầu sắt không còn chức năng sử dụng, hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Dù tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm rình rập cho người và gia súc, cản trở dòng chảy nhưng cầu vẫn chưa được tháo dỡ xử lý.
Âu thuyền xuống cấp, ngư dân bất an

Âu thuyền xuống cấp, ngư dân bất an

Âu thuyền ở thôn Đại Đồng, xã Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang bị bồi lắng, xuống cấp ảnh hưởng đến việc neo đậu tàu thuyền và tránh trú bão của bà con ngư dân.