Bệnh viện Nghi Xuân cấp cứu thành công ca tai biến y khoa hiếm gặp

(Baohatinh.vn) - Bác sĩ Lê Viết Hùng – Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết, bệnh viện vừa cấp cứu thành công ca ngộ độc thuốc tê cho bệnh nhân Trần Thị T. (35 tuổi, trú xã Xuân Yên, Nghi Xuân).

Trước đó, bệnh nhân T. vào bệnh viện nhổ răng số 48 (răng khôn hàm dưới, nằm phía bên phải) mọc lệch. Khi nhổ răng, xuất hiện các triệu chứng lơ mơ, mất ý thức, không có phản xạ và đi vào hôn mê.

Ngay lập tức, bệnh viện kích hoạt báo động đỏ, cấp cứu tại phòng thủ thuật răng hàm mặt, hội chẩn cấp cứu liên khoa cùng Ban Giám đốc Bệnh viện. Các bác sĩ nhận định đây là một ca ngộ độc thuốc tê tối cấp, không phải là sốc phản vệ do thuốc.

Bệnh viện Nghi Xuân cấp cứu thành công ca tai biến y khoa hiếm gặp

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân T.

Ngay sau đó, bệnh nhân được xử trí theo phác đồ ngộ độc thuốc tê: truyền nhanh lipid 20%, kiểm soát hô hấp, tuần hoàn và chuyển vào khoa Hồi sức cấp cứu. Sau cấp cứu 1 giờ, bệnh nhân tỉnh lại, 2 giờ sau bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn và 12 giờ tiếp theo bệnh nhân đi lại được, không để lại di chứng gì. Hiện bệnh nhân đã được xuất viện, tình trạng sức khỏe ổn định.

Theo bác sĩ Lê Viết Hùng, ngộ độc thuốc tê là một tai biến hiếm gặp trong y khoa, tỉ lệ 1/1000 (theo báo cáo của Hiệp hội Gây mê và giảm đau Hoa Kỳ năm 2018). Nếu phát hiện muộn, xử trí sai, nguy cơ tử vong cao.

Qua trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo các cơ sở y tế, phòng khám triển khai các phẫu thuật, thủ thuật gây tê tủy sống, gây tê đám rối, thủ thuật nhổ răng, chích rạch áp xe,… cần có thuốc lipid 20% để xử lý tình huống ngộ độc thuốc tê.

Đọc thêm

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?
Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Từ đầu năm đến nay, trên thế giới ghi nhận số ca mắc Covid-19 gia tăng đáng kể. Tại Hà Tĩnh, số ca bệnh cũng có xu hướng tăng nhẹ và lây nhiễm trong cộng đồng.
Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

BVĐK Hà Tĩnh liên tục tiếp nhận các ca biến chứng nghiêm trọng do tiêm, chuyền tại cơ sở chữa bệnh “chui”. Thực trạng này cảnh báo tình trạng tùy tiện trong chữa bệnh, đẩy nhiều người vào cảnh tiền mất, tật mang.