“Bí quyết vàng” của các cụ già trên 100 tuổi ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Vui vẻ với cuộc sống nơi làng quê, rèn luyện thân thể, ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ... là những bí quyết giúp các cụ Hồ Thị Nhàn (109 tuổi) và Trần Cạch (101 tuổi), đều trú tại xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) luôn khỏe mạnh.

Clip: Cụ bà 109 tuổi ở Hà Tĩnh tập thể dục, đọc thơ.

3 “bí quyết vàng” giúp cụ bà trường thọ 109 tuổi

Gặp và trò chuyện với cụ bà Hồ Thị Nhàn (SN 1912, thôn Hoa Hải, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân), chúng tôi ngạc nhiên bởi sự minh mẫn của cụ. Dù đã 109 tuổi nhưng tai cụ vẫn thính, bước đi vững chắc, giọng nói khỏe.

Điều bất ngờ hơn, dù ở độ tuổi “bách niên giai lão” nhưng cụ Nhàn vẫn có thể tự mình làm được nhiều việc.

“Bí quyết vàng” của các cụ già trên 100 tuổi ở Hà Tĩnh

Dù ở tuổi 109 nhưng cụ Hồ Thị Nhàn vẫn còn tinh anh.

Chồng mất sớm, cụ Nhàn một mình nuôi 7 người con ăn học. Những năm tháng vất vả khiến cụ phải bươn chải, kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Khi con cái khôn lớn, cụ theo người con trai trưởng vào miền Nam sinh sống hơn 35 năm.

Sau này trở về quê hương Hà Tĩnh, cụ bà ở cùng gia đình cháu nội. Hiện, cụ đã có 20 người cháu, 39 chắt.

“Bí quyết vàng” của các cụ già trên 100 tuổi ở Hà Tĩnh

3 “bí quyết vàng” giúp cụ Nhàn sống thọ là ăn uống đúng giờ, thường xuyên tập luyện, kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Chia sẻ về lối sống của mình, cụ bà Hồ Thị Nhàn bật mí 3 “bí quyết vàng”: Ăn uống đúng giờ, thường xuyên tập luyện và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Cụ cho biết, mỗi ngày cụ đều duy trì thói quen ăn uống đúng bữa. Dù tuổi cao nhưng con cháu ăn gì cụ ăn nấy, đặc biệt, cụ vẫn giữ nhiều sở thích như ăn xôi, bún, uống nước dừa... “Ngoài ăn uống bình thường, tôi còn uống dầu cá cho tinh mắt, hỗn hợp chanh mật ong để tốt cho đường ruột, thường xuyên bổ sung hoa quả cho da dẻ hồng hào” - cụ Nhàn chia sẻ.

Dù tuổi cao nhưng cụ Nhàn vẫn rèn luyện thân thể bằng những bài tập thể dục phù hợp. Đồng thời, thăm khám sức khỏe định kỳ cũng giúp cụ có được chế độ chăm sóc bản thân hợp lý.

“Bí quyết vàng” của các cụ già trên 100 tuổi ở Hà Tĩnh

Cụ Nhàn đã có 20 người cháu, 39 đứa chắt.

Chị Trần Thị Hòa (cháu dâu) cụ Nhàn cho biết: “Ngoài giúp đỡ con cháu trong việc nhà bà còn sống thoải mái, hòa đồng gắn kết với làng xóm. Được nhìn thấy bà nội khỏe mạnh, vui vẻ mỗi ngày là niềm vui, động lực cho con cháu trong gia đình chúng tôi phấn đấu lao động, học tập hơn nữa”.

Sống thọ nhờ con cháu ngoan ngoãn, hiếu thuận

“Bí quyết vàng” của các cụ già trên 100 tuổi ở Hà Tĩnh

Cụ ông Trần Cạch (101 tuổi) bên cạnh em gái Trần Thị Tít (90 tuổi).

Cách thôn Hoa Hải không xa là nhà cụ ông Trần Cạch (SN 1920, thôn Lâm Vượng, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân) - người giữ chức “thủ chỉ” (người có vai vế trong làng, thường được cử làm chủ các cuộc tế lễ) của làng hơn 8 năm nay. Từng gắn bó với nghề đi biển thế nên dù đã hơn trăm tuổi nhưng cụ Cạch vẫn giữ vẻ điềm tĩnh, rắn rỏi.

Cụ Cạch không ăn quá nhiều nhưng luôn đủ bữa và đúng giờ. Sau mỗi bữa ăn, cụ sẽ bổ sung thêm sữa và hoa quả để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Cụ thường ăn những thực phẩm ít chất béo, giàu Omega-3, vitamin như: cá, đậu đen xanh lòng, gạo lứt rang... và không sử dụng rượu, bia.

“Bí quyết vàng” của các cụ già trên 100 tuổi ở Hà Tĩnh

Cụ ông chia sẻ bí kíp trường thọ là nhờ con cháu ngoan ngoãn, hiếu thuận.

“Bố tôi là một người vô cùng sạch sẽ. Dù thời tiết nào, mỗi ngày ông đều tắm rửa, vệ sinh cơ thể. Vì vậy, chúng tôi thường xuyên phải giặt giũ chăn nệm, quần áo để bố thoải mái trong sinh hoạt” - ông Trần Tiến Lực (con trai cụ Cạch) chia sẻ.

Tâm sự về bí quyết đại thọ của mình, cụ Cạch cho rằng ăn uống, sinh hoạt hằng ngày chỉ là chất xúc tác, quan trọng là tinh thần của cụ luôn vui vẻ, thoải mái. Điều đó nhờ việc 6 người con, 28 người cháu và 60 chắt của cụ đều khôn lớn, trưởng thành, hiếu thảo.

“Bí quyết vàng” của các cụ già trên 100 tuổi ở Hà Tĩnh

Dù ở xa nhưng cụ vẫn cảm nhận được sự quan tâm của cháu, chắt thông qua những cuộc gọi hàng ngày.

Cụ Trần Cạch tâm sự: “Ở độ tuổi này, không gì hạnh phúc bằng việc thấy con cháu ngoan ngoãn, lễ phép, hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Trong các cuộc họp mặt của gia đình, tôi cũng đều cố gắng tham gia để hài hòa, gắn kết sợi dây giữa các thành viên trong gia đình. Có lẽ, nhờ vậy mà tôi sống vui, khỏe đến hôm nay”.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.