Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

(Baohatinh.vn) - Đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng nhiều cụ ông Hà Tĩnh vẫn không ngừng lao động, sáng tạo. Không chỉ lấy lao động làm nguồn vui sống, họ còn thể hiện vai trò mẫu mực đi đầu trong xây dựng nông thôn mới.

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

Vườn lan rực rỡ của cụ ông Võ Quang Tùng, ở thôn Hợp Giáp (Xuân Yên, Nghi Xuân) khiến người xem như được truyền thêm sức sống. Ở vùng đất cằn cỗi này, bằng công sức của con người, loài hoa “khó tính” vẫn vươn lên khoe sắc.

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

Lan Hồ Điệp như ươm vàng màu nắng...

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

...trắng trong, thanh khiết

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

...rực rỡ, kiêu sa

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

Những loài lan rừng mộc mạc, giản dị...

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

...nhưng không kém phần duyên dáng

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

Ít ai biết rằng, vườn lan này được tạo dựng và chăm sóc bởi cụ ông Võ Quang Tùng, 82 tuổi. Đặc biệt, cụ Tùng, chính là người đầu tiên đăng ký xây dựng vườn mẫu ở xã Xuân Yên (Nghi Xuân), khi địa phương này bắt đầu công cuộc xây dựng nông thôn mới, năm 2015.

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

Là thương binh mất sức 61%, sau khi trở về từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cụ Võ Quang Tùng tham gia công tác chính quyền địa phương ở nhiều vai trò khác nhau. Năm 2009, cụ Tùng nghỉ hưu. Năm 2015, cụ là người tiên phong xây dựng vườn mẫu ở Xuân Viên. Năm 2017, vườn mẫu của cụ đạt giải nhất huyện Nghi Xuân và giải B tỉnh Hà Tĩnh. Không dừng lại ở việc mở rộng diện tích trồng từ 100 -150 gốc thanh long ruột đỏ, 3 năm nay cụ còn thử nghiệm trồng 200 giò phong lan. Đến nay, thu nhập từ vườn mẫu đưa về cho gia đình cụ Tùng 150 triệu đồng/năm. (Trong ảnh: Cụ Võ Quang Tùng truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm làm vườn cho người đến học hỏi).

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

Còn ở thôn Đông Trà (Hương Trà, Hương Khê), ông Nguyễn Văn Trị, 72 tuổi đã nỗ lực cải tạo gần 1500m2 diện tích ao hồ thành vườn cam, bưởi cho thu nhập cao.

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

Ông Trị cho biết: "Dù tuổi cao, nhưng năm 2015 khi xã phát động xây dựng vườn mẫu, tôi đã tiên phong đăng ký. Gần 1500 m2 ao hồ mọc đầy lau sậy đã biến thành khu vườn xanh tốt".

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

Đất không phụ người, đến nay sau 4 năm xây dựng, với 80 gốc bưởi Phúc Trạch, gần 100 gốc cam và vườn ươm cây giống, ông Nguyễn Văn Trị có thu nhập đạt 120 -150 triệu đồng/năm. Sản phẩm cam, bưởi của khu vườn đã được cấp chứng chỉ sản phẩm VietGAP.

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

Những ngày giữa tháng 3, khi ngắm những cây bưởi đã kết trái với tỉ lệ đậu quả hơn 91%, cao hơn năm ngoái, ông Trị phấn khởi hi vọng về một mùa quả thắng lợi.

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

Thường xuyên cập nhật thông tin về kiến thức nông nghiệp qua sách vở, đài báo cùng với quá trình tự tích lũy kinh nghiệm giúp ông Trị trở thành “bàn tay vàng trong làng ươm cây giống” cam, bưởi ở xã Hương Trà. Được biết, nhiều năm qua, cây giống bưởi Phúc Trạch từ vườn ươm của ông Trị đã tạo được “thương hiệu”, không chỉ bà con trong xã mà nhiều hộ gia đình làm vườn ở vùng lân cận, như Hương Thủy, Phúc Đồng... tin dùng. Năm 2018, vườn mẫu của ông Nguyễn Văn Trị đạt giải B, vườn mẫu cấp tỉnh.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống