Trang trại "vàng" của cựu binh miền sơn cước Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Trần Thư Khương (SN 1963, ở xã Thượng Lộc, Can Lộc - Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vượt khó vươn lên, biến vùng đất hoang năm xưa thành trang trại "vàng" với bạt ngàn cây trái, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Trang trại “vàng” của cựu binh miền sơn cước Hà Tĩnh

Ông Trần Thư Khương chia sẻ niềm vui khi vườn cam gần 800 gốc trong đó gần 400 cho quả trong năm nay đạt sản lượng cao, chất lượng cam khá đồng đều.

Giữa khu vườn đồi rộng hơn 2 ha trồng các loại cây ăn quả, ông Khương kể cho chúng tôi nghe về những năm tháng gian khổ khi mới vào vùng đồi núi hoang vu xã Thượng Lộc làm kinh tế mới.

Ông Khương tâm sự: “Lúc mới vào đây, cái hoang vu, mênh mông của đất, đồi cao, cây cỏ làm lòng người cũng hoang mang theo. Cuộc sống cả gia đình cứ thế chật vật, luẩn quẩn vì điều kiện đi lại khó khăn, hoạt động sản xuất manh mún”.

Nhưng với tinh thần dám nghĩ, dám làm và quá trình tích luỹ, học hỏi ông Khương đã làm cho "đất nở hoa", biến vùng đất hoang, cỏ dại um tùm năm xưa thành trang trại “vàng” chuyên canh cam Thượng Lộc.

Hiện tại, với trang trại trù phú, xanh tươi, mỗi năm, ông thu lãi hàng trăm triệu đồng, trở thành một trong những hộ làm kinh tế vườn đồi tiêu biểu của xã Thượng Lộc.

Trang trại “vàng” của cựu binh miền sơn cước Hà Tĩnh

Tận dụng diện tích đồi cao, chất đất tốt, ông tích cực mở rộng diện tích trồng cam chuyên canh của gia đình lên gần 2ha.

Ông Khương chia sẻ: "Hành trình đưa cây cam trở thành cây chủ lực cũng gặp vô vàn khó khăn, thử thách. Thực ra, từ năm 1995, gia đình đã đưa giống cam Thượng Lộc vào trồng thử nhưng do thiếu kỹ thuật, cây cho quả kém, năng suất thấp nên tôi phải dừng trồng giữa chừng. Đến năm 2000, được sự động viên, khích lệ của chính quyền xã, tôi bắt đầu lại với gần 150 gốc cam”.

Trang trại “vàng” của cựu binh miền sơn cước Hà Tĩnh

Cam trái vụ năm nay đã được gia đình cắt xuống để theo bà đi ra chợ quê.

Ông Khương nhớ lại: “Thời điểm đầu bắt tay vào trồng cam, đường đi lầy lội, điện không, máy móc không, vợ chồng cuốc đất, phát quang bụi rậm từ sáng đến tối mịt mới xuống đồi về nhà. Trồng cam xuống là bao nỗi lo khác lại ập đến, sâu bệnh, mất mùa do thời tiết... có lúc tưởng chừng như vợ chồng đã không thể trụ vững”.

Trang trại “vàng” của cựu binh miền sơn cước Hà Tĩnh

Vườn cây trĩu quả, hứa hẹn một mùa vàng đang tới với gia đình trong năm nay.

Đất không phụ công người, sau nhiều năm “lấy ngắn, nuôi dài”, nỗ lực đầu tư, gia đình ông Khương giờ đã có gần 800 gốc cam trên diện tích 2 ha với hơn 400 gốc cho quả, sản lượng trung bình đạt trên 12 tấn/năm; trừ chi phí, tính ra thu lãi gần 250 triệu đồng/năm.

Chịu khó tìm tòi, áp dụng khoa học, kỹ thuật, năm 2016, gia đình ông đã tiên phong đăng kí tham gia mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh và được hướng dẫn kỹ thuật thâm canh cam trên diện tích 0,7ha. Đồng thời, ông còn đào thêm hồ để trữ nước cho cam vào mùa hạn, tích cực tìm hiểu để đưa các kỹ thuật mới... cho sản phẩm cam Thượng Lộc chất lượng cao.

Trang trại “vàng” của cựu binh miền sơn cước Hà Tĩnh

Tham gia mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 0,7 ha, cho năng suất và chất lượng ổn định.

Ông Khương chia sẻ: "Từ khi áp dụng kỹ thuật thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP, năng suất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm cam luôn ổn định, ít sâu bệnh, thị trường mở rộng. Vì thế, tôi đang tiếp tục cùng xã thực hiện giai đoạn 2 của mô hình này để làm cơ sở nhân rộng trên địa bàn toàn xã”.

Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc Nguyễn Xuân Diệu cho biết: “Sau nhiều năm vun trồng, chăm bón, ông Khương đã từng bước phát triển mô hình trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhân lên sức sống mới nơi vùng “chảo lửa, túi mưa” năm xưa. Không chỉ giỏi làm kinh tế, ở các vị trí quan trọng như bí thư, thôn trưởng, chủ tịch hội nông dân xã…, ông luôn phát huy vai trò “cán bộ đi trước, làng nước theo sau”, tham gia tích cực các hoạt động, được nhân dân tin yêu, kính trọng”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.