Bộ Y tế: Xét nghiệm COVID-19 bằng test nhanh kháng nguyên hằng tuần cho người làm việc tại các chợ

Trong hướng dẫn mới nhất gửi UBND các tỉnh, thành phố và Bộ Công thương, Bộ Y tế đề nghị tại các chợ đang hoạt động, tổ chức xét nghiệm COVID-19 bằng test nhanh kháng nguyên cho người quản lý, làm việc, bán hằng hàng tuần

Ngày 18/9, Bộ Y tế đã có công văn số 7770/BYT-MT gửi UBND các tỉnh, thành phố và Bộ Công thương về việc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 ở chợ đầu mối hoạt động tại các địa phương áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Xem xét hướng dẫn việc tự xét nghiệm COVID-19 bằng test nhanh kháng nguyên

Theo đó, tại công văn do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành, Bộ Y tế hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố tùy theo tình hình thực tế tại địa phương, có kế hoạch/phương án phòng, chống dịch COVID-19 cho chợ. Tổ chức mua hàng tại chợ theo quy định một chiều (chiều vào, chiều ra khác nhau).

Tổ chức, đôn đốc các chợ đánh giá an toàn COVID -19 và cập nhật lên hệ thống antoancovid.vn.

Bộ Y tế: Xét nghiệm COVID-19 bằng test nhanh kháng nguyên hằng tuần cho người làm việc tại các chợ

Trong hướng dẫn mới nhất gửi UBND các tỉnh, thành phố và Bộ Công thương, Bộ Y tế đề nghị tại các chợ đang hoạt động, tổ chức xét nghiệm COVID-19 bằng test nhanh kháng nguyên cho người quản lý, làm việc, bán hàng hàng tuần (Ảnh minh hoạ)

Tổ chức xét nghiệm COVID-19 bằng test nhanh kháng nguyên cho người quản lý, làm việc, bán hàng tại chợ hàng tuần. Xem xét áp dụng việc hướng dẫn cho các đối tượng tự thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên tại điểm xét nghiệm.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân về các qui định phòng, chống dịch khi đến và mua bán tại các chợ.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các chợ trên địa bàn; dừng hoạt động ngay đối với những chợ không đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo qui định.

Phải tạo mã QR điểm kiểm dịch tại cửa vào chợ

Hướng dẫn của Bộ Y tế đã phân rõ với Quản lý chợ; hộ kinh doanh; khách hàng; người lao động tại chợ cần phải làm những việc cụ thể để phòng chống dịch.

Đối với chợ phải tạo mã QR điểm kiểm dịch tại cửa vào chợ, yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng phải khai báo y tế qua quét mã QR điểm kiểm dịch hoặc khai trên giấy hàng ngày khi vào chợ, thực hiện Thông điệp 5K.

Tại khu vực cửa vào chợ, tổ chức đo thân nhiệt; thu, kiểm soát và quản lý Thẻ vào chợ.

Các chợ cần bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời cho người lao động/làm việc, người bán hàng có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc được xác định mắc bệnh; hoặc được xác định là F1 hoặc F2 khi đang làm việc tại chợ.

Trường hợp không thể bố trí phòng cách ly tạm thời phải được sắp xếp một khu vực cách ly tạm thời tách biệt hoàn toàn với các khu vực bán hàng trong chợ. Bố trí và chỉ định khu vực giao nhận hàng hóa gần cửa ra vào chợ; hạn chế tiếp xúc giữa người giao hàng và người nhận hàng.

Bộ Y tế nhấn mạnh các địa phương có thể điều chỉnh thực hiện nội dung của hướng dẫn cho phù hợp với thực tiễn.

Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ khách hàng, người lao động/làm việc không đến chợ nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

Người lao động/làm việc, người bán hàng thực hiện khai báo y tế hàng ngày khi đến chợ để làm việc. Khách hàng thực hiện khai báo y tế khi đến chợ mua hàng. Luôn thực hiện Thông điệp 5K.

Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong thời gian di chuyển từ nơi ở đến chợ và ngược lại. Khách hàng chỉ đi chợ theo đúng ngày được qui định trên Thẻ vào chợ và nộp Thẻ vào chợ cho đơn vị quản lý chợ tại cổng vào chợ...

Trong công văn này, Bộ Y tế đề nghị Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với Bộ Y tế tổ chức phổ biến, tập huấn Hướng dẫn cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đôn đốc UBND cấp tỉnh yêu cầu các chợ đánh giá an toàn COVID và cập nhật lên hệ thống antoancovid.vn. Tổ chức truyền thông về các quy định phòng chống dịch tại Hướng dẫn. Phối hợp với Bộ Y tế để chỉnh sửa, bổ sung Hướng dẫn khi cần thiết.

Theo SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.
Giáo sư Trần Hậu Khang – “kết nối để lan tỏa yêu thương”

Giáo sư Trần Hậu Khang – “kết nối để lan tỏa yêu thương”

Là chuyên gia hàng đầu của ngành da liễu Việt Nam và châu Á, GS.TS, Thầy thuốc Nhân dân Trần Hậu Khang luôn hướng về quê hương bằng nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực với tâm niệm “kết nối để lan tỏa yêu thương”. Nhân dịp đón xuân mới Ất Tỵ, GS.TS. Trần Hậu Khang đã trải lòng cùng Báo Hà Tĩnh trong hành trình hướng về cội nguồn mà ông đã và đang thực hiện.
Ngày Tết ở Khoa Hồi sức tích cực

Ngày Tết ở Khoa Hồi sức tích cực

Khi mọi người đang vui vầy bên gia đình để đón Tết thì các bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh vẫn đang miệt mài bên các giường bệnh để chăm sóc các bệnh nhân nặng.
Làm chủ kỹ thuật chuyên sâu trong phục hồi chức năng

Làm chủ kỹ thuật chuyên sâu trong phục hồi chức năng

Nắm bắt tốt xu thế phát triển mới cộng với sự quyết liệt và linh hoạt trong điều hành, Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh đã khẳng định chiều sâu về chuyên môn, là điểm sáng về lĩnh vực phục hồi chức năng.
Blouse trắng nơi đảo xa...!

Blouse trắng nơi đảo xa...!

Dù cách trở muôn trùng về mặt địa lý song quân và dân trên huyện đảo Trường Sa vẫn được bảo vệ và chăm lo chu đáo về sức khỏe để yên tâm canh giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành ở Hà Tĩnh

Khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành ở Hà Tĩnh

Việc duy trì, phát triển các kỹ thuật chuyên sâu và đưa vào hoạt động trung tâm xạ trị đã thể hiện sự nỗ lực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trong việc khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành của tỉnh.