“Bông hồng thép” ngành Tòa án Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Nữ Thẩm phán Trần Thị Minh Tâm - Chánh án Tòa án Nhân dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) dù được vinh danh “Thẩm phán giỏi toàn quốc năm 2019” nhưng chị vẫn khiêm nhường: “Là nghề đã chọn tôi”…

“Bông hồng thép” ngành Tòa án Hà Tĩnh

Thẩm phán Trần Thị Minh Tâm

Tốt nghiệp đại học năm 2000, chị Trần Thị Minh Tâm bắt đầu bước vào nghề “cầm cân, nảy mực”, làm việc tại Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Sau 14 năm phấn đấu, trải qua nhiều vị trí công việc để trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và bản lĩnh, chị được bổ nhiệm làm Phó Chánh án (năm 2015) rồi Chánh án Tòa án Nhân dân huyện Cẩm Xuyên (năm 2018).

Là Chánh án, vừa đảm nhiệm vai trò Thẩm phán - trực tiếp xét xử tất cả các loại án, chị phải “rèn” cho mình tinh thần “thép”. Liên tục trau dồi kiến thức, rèn luyện lập trường kiên định, tỉnh táo, kiên trì theo đuổi sự thật vụ việc, thậm chí là “lì lợm” để khuất phục được đương sự.

“Mỗi vụ có những tình tiết khác nhau, đằng sau những vụ án ấy cũng có những câu chuyện khác nhau. Bởi thế mà đòi hỏi người thẩm phán phải có sự dày công nghiên cứu hồ sơ, đồng thời mở rộng tìm hiểu nguồn gốc sự việc, lắng nghe tâm tư của từng người, tìm hiểu nguyên nhân mối xung đột… Có như thế, mình mới đủ bản lĩnh, tự tin để đưa ra lời tuyên án và phán quyết chính xác, thượng tôn pháp luật nhưng cũng phải đạt tình” - Thẩm phán Trần Thị Minh Tâm chia sẻ.

“Bông hồng thép” ngành Tòa án Hà Tĩnh

Là nữ Thẩm phán, chị Tâm phải giữ được thế kiên định, cương nghị trên bàn xét xử

Bỏ qua những định kiến về “phụ nữ làm việc của đàn ông”, phụ nữ “chân yếu tay mềm”, tiếp nhận vụ án nào chị cũng làm việc hết sức, hết mình, đam mê đến tận tâm.

Chị kể, có những vụ án xét xử mà chính tâm can của người phán xử cũng đau xót, trăn trở. Đó là những vụ án ly hôn, chia con giữa phiên tòa. Những đứa trẻ tội nghiệp chưa hiểu hết được những điều khoản trong luật định, giằng xé nhau giữa một bên là bố, bên kia là mẹ… Rồi, những vụ án liên quan đến sự thiếu hiểu biết quy định pháp luật dẫn đến phạm tội…

Phụ nữ làm thẩm phán cũng phải thường xuyên đối mặt với hiểm nguy. Có những vụ án, đương sự không hợp tác, dọa dẫm gây khó khăn. Đó là lúc chị phải dùng bản lĩnh của người “cầm cân nảy mực” để tiếp cận, khuất phục và giải quyết vụ việc một cách “tâm phục, khẩu phục”.

“Bông hồng thép” ngành Tòa án Hà Tĩnh

Trở về nhà, chị là người phụ nữ dịu dàng lo cho tổ ấm như bao phụ nữ khác.

Dưới sự tham mưu, lãnh đạo của Thẩm phán - Chánh án Trần Thị Minh Tâm, từ 1/7/2015 đến 30/6/2019, Tòa án huyện Cẩm Xuyên đã giải quyết 676 vụ, việc các loại; trong đó, 373 vụ do chị trực tiếp xét xử (72 vụ án hình sự; 254 án hôn nhân và gia đình; 35 vụ án dân sự; xử lý hành chính 54 vụ việc…).

Đặc biệt là không có vụ việc nào bị hủy án; tỷ lệ vụ việc bị sửa chỉ chiếm 1,26%; tỷ lệ hòa giải, đối thoại thành trong các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính đạt kết quả cao.

Năm 2018, với đề tài nghiên cứu “Khắc phục những khó khăn vướng mắc trong giải quyết án Hôn nhân gia đình” - chị Trần Thị Minh Tâm được đánh giá cao trong việc đưa ra những sáng kiến, kinh nghiệm nhằm phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng các vụ án phức tạp, đảm bảo giải quyết vụ án trong hạn luật định, tránh đùn đẩy, kéo dài thời gian xác minh, điều tra.

Chị bảo, hạnh phúc của người thẩm phán chính là sau phiên tòa kết thúc, các đương sự thỏa mãn với bản án và các quyết định của tòa án, còn người phán quyết như chị được “ngủ một giấc tròn” mà lòng không “gợn đục”.

“Bông hồng thép” ngành Tòa án Hà Tĩnh

Chị Tâm chọn môn thể dục phù hợp để cân bằng năng lượng

Đi đến cùng sự thật, thực hiện đúng vai trò giữ cán cân pháp luật, đôi khi chị phải hi sinh những mưu cầu cuộc sống. Làm xa nhà 15 km, thời gian chị ở cơ quan, dành cho công việc nhiều hơn ở nhà.

“Thật may mắn là tôi có người bạn đời rất hiểu và yêu thương, thay vợ lo chu toàn cho các con. Tôi đi sáng ngày, chỉ có buổi tối mới dành thời gian cho gia đình, thế mà có lúc, gặp vụ việc căng thẳng, còn phải đưa tài liệu về nhà nghiên cứu. Những lúc như thế, chồng tôi rất hiểu, tạo điều kiện cho vợ toàn tâm, toàn ý theo công việc” - chị Tâm chia sẻ.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.