Cảm động câu chuyện con gái liệt sỹ từ Hà Tĩnh vào Bình Thuận tìm quê cha

(Baohatinh.vn) - “Đi đánh Mỹ để đời con ta sung sướng. Anh đi rồi anh sẽ về” - đó là lời hứa của liệt sỹ Huỳnh Công Diệp với vợ - bà Nguyễn Thị Thiệm và con gái Huỳnh Thị Hà (xã Thạch Liên - Thạch Hà - Hà Tĩnh) trước khi lên đường vào chiến trường miền Nam. Nhưng lời hứa đã không thành sự thật...

Hạnh phúc ngắn ngủi

Năm 1964, bà Nguyễn Thị Thiệm lúc đó vừa tròn đôi mươi, còn ông Huỳnh Công Diệp (SN 1935) là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc. Gặp nhau trong thời gian đơn vị ông đóng quân tại quê bà và hai người nên duyên chồng vợ.

Cảm động câu chuyện con gái liệt sỹ từ Hà Tĩnh vào Bình Thuận tìm quê cha

Hạnh phúc “ngắn chẳng tày gang”, bà Thiệm hàng chục năm trời mòn mỏi chờ chồng, nuôi con.

Là sỹ quan hải quân, chuyên làm nhiệm vụ quản lý tàu thuyền vận chuyển hàng hóa, quân nhu từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam nên sau đám cưới vài ba ngày, ông Diệp mải miết theo những chuyến tàu vào Nam ra Bắc. Những lần đơn vị dừng chân tại Cửa Lò, Cửa Hội, Cửa Sót… là dịp hiếm hoi ông được về nhà thăm vợ con đôi ngày rồi lại vội vã lên đường làm nhiệm vụ.

Tháng 4/1966, đứa con gái đầu lòng của ông bà là Huỳnh Thị Hà chào đời. Đầu năm 1967, ông Diệp được lệnh vào chiến trường miền Nam trực tiếp chiến đấu. “Ngày ông ấy đi, con Hà mới chập chững những bước đi đầu tiên. Ông ấy chỉ dặn mẹ con tôi rằng: “Đi đánh Mỹ để đời con ta sung sướng. Anh đi rồi anh sẽ về”.

Cảm động câu chuyện con gái liệt sỹ từ Hà Tĩnh vào Bình Thuận tìm quê cha

Ngày bố ra đi, chị Hà (áo đen) mới chập chững những bước đi đầu tiên.

Thế rồi, ông Diệp đi mãi và không thể giữ được lời hứa với vợ con. Bà Thiệm một mình mòn mỏi nuôi con và chờ chồng. Đất nước hòa bình, vẫn không một dòng tin của ông. Hơn hai năm làm vợ chồng, thời gian ông bà sống bên nhau chỉ tính được bằng ngày và vì yêu cầu bí mật trong hoạt động cách mạng nên những thông tin của ông, bà cũng không biết được bao nhiêu.

Bà chia sẻ: “Tôi chỉ biết ông ấy quê ở thị xã Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), bố là Huỳnh Công Thắng, sau ông ấy còn có một người em trai. Ông ấy từng dặn dò khi con lớn hãy để con tìm về quê nội".

Hành trình tìm về nguồn cội

Chị Huỳnh Thị Hà lớn lên không biết mặt bố, những bức hình hiếm hoi về ông cũng đã mất do bom đạn, bão lũ. Mong muốn được về quê nội, gặp mặt bà con và tìm tin tức của bố luôn thôi thúc chị.

Cảm động câu chuyện con gái liệt sỹ từ Hà Tĩnh vào Bình Thuận tìm quê cha

Dù thông tin ít ỏi, chị Hà vẫn kiên trì với hành trình tìm về nguồn cội.

Theo thông tin của mẹ kể lại, chị Hà tìm vào thị xã Phan Thiết nhờ sự giúp đỡ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và chính quyền địa phương. Mọi người đều nhiệt tình hỗ trợ nhưng trong các hồ sơ lưu trữ ở địa phương không hề có một dòng thông tin nào của ông Huỳnh Công Diệp.

Cảm động câu chuyện con gái liệt sỹ từ Hà Tĩnh vào Bình Thuận tìm quê cha

Với truyền thống hoạt động cách mạng, gia đình bên nội chị Hà đã phải thay tên đổi họ của các thành viên - điều khiến cho hành trình tìm kiếm của chị thêm khó khăn.

"Sau bao nỗ lực tìm kiếm, có cả hy vọng lẫn thất vọng, rồi niềm hạnh phúc cũng đến. Một ngày khoảng giữa năm 2013, tôi nhận được cuộc gọi của một người phụ nữ khẳng định là người mà tôi đang tìm kiếm. Mặc dù chưa dám chắc là sự thật, nhưng khấp khởi trong lòng, tôi đã khẩn trương sắp xếp lên đường ngay. Sau cuộc hội ngộ tại thị xã Phan Thiết, đối chiếu các thông tin, tôi đã xác nhận người phụ nữ đó là em họ - con gái của chú tôi. Chúng tôi ôm nhau mừng mừng, tủi tủi”- chị Hà chia sẻ.

Tìm được họ hàng bên nội, chị Hà mới được biết ông bà, em trai của bố đã mất từ lâu, giờ chỉ còn lại gia đình các em họ. Điều đáng tự hào là nhiều thành viên trong gia đình từng tham gia, cống hiến cho cách mạng. Cũng đến lúc đó, sau gần 50 năm đợi chờ, chị Hà chính thức có thông tin bố mình đã hy sinh; giấy báo tử được gửi về cho gia đình ở Bình Thuận ghi ngày mất 20/2/1968 ở mặt trận phía Nam.

Cảm động câu chuyện con gái liệt sỹ từ Hà Tĩnh vào Bình Thuận tìm quê cha

Sau gần 50 năm ròng rã, chị Hà (thứ hai từ trái sang) đã tìm được quê hương và những người thân. (Ảnh tư liêu do NVCC).

Hành trình tìm về gốc gác, quê hương có kết quả cũng là lúc chị Hà và gia đình mở đầu một hành trình mới gian nan và thử thách không kém – tìm kiếm phần mộ của liệt sỹ Huỳnh Công Diệp. Được sự động viên của gia đình, chị Hà và con trai đã lặn lội khắp các nghĩa trang lớn nhỏ, đi từ Bắc ra Nam, gặp gỡ biết bao người nhưng vẫn chưa có kết quả.

“Tìm được gốc gác của bản thân sau gần 50 năm là niềm hạnh phúc lớn lao nhưng niềm vui đó chưa trọn vẹn, bởi chưa tìm được phần mộ của bố. Năm nay, mẹ tôi đã gần 80 tuổi, vẫn đau đáu hy vọng tìm được phần mộ của chồng. Dù khó khăn đến đâu, tôi cũng sẽ tiếp tục hành trình tìm kiếm để sớm đưa bố về với gia đình, với mẹ” - chị Hà xúc động nói.

Chủ đề CHIẾN THẮNG 30/4 VÀ QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.