Cẩm Xuyên: Sản xuất nông nghiệp thân thiện môi trường “lên ngôi”

(Baohatinh.vn) - Nhiều bà con nông dân ở xã Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đang tích cực đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn không chất thải.

Đầu năm 2023, sau khi được chính quyền địa phương tập huấn, gia đình ông Võ Văn Thắng ở thôn Hoa Thám, xã Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên) đã áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn không chất thải vào chăn nuôi.

Tận dụng vườn đồi rộng, ông Thắng xây dựng hệ thống chuồng trại và thả nuôi 5 lợn nái, 30 con bò, 300 con gà, vịt. Để có nguồn thức ăn hữu cơ phục vụ chăn nuôi, ông Thắng trồng gần 1 ha lạc, xây dựng chuồng thả nuôi giun quế. Đây là mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ liên kết với Tập đoàn Quế Lâm đầu tiên được triển khai trên địa bàn xã Cẩm Lạc.

1.jpg
Ông Võ Văn Thắng ở thôn Hoa Thám, xã Cẩm Lạc sử dụng phân thải trong chăn nuôi làm thức ăn cho giun quế, tạo nên vòng tuần hoàn khép kín giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường.

Ông Võ Văn Thắng chia sẻ: “Phân lợn và phân bò được sử dụng làm thức ăn cho giun quế. Giun quế thì làm thức ăn cho gà. Thân cây lạc được thu hoạch phơi khô làm thức ăn dự trữ cho bò và lợn. Với mô hình này, tôi không phải lo chi phí mua thức ăn vì tất cả được tuần hoàn khép kín. Năm đầu tiên triển khai, mô hình trang trại tổng hợp của gia đình thu về hơn 200 triệu đồng. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn không chỉ giúp gia đình tôi tiết kiệm được chi phí sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất lượng, an toàn mà còn giải quyết được bài toán về môi trường. Thời gian tới tôi sẽ tiếp tục mở rộng chuồng trại để chăn nuôi lợn và giun quế”.

2.jpg
Giun quế được ông Võ Văn Thắng (thôn Hoa Thám, xã Cẩm Lạc) sử dụng làm thức ăn cho gà, vịt nên tiết kiệm được chi phí sản xuất.

Cũng tiên phong sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, năm 2023, gia đình ông Võ Hữu Tùng ở thôn Hoa Thám, xã Cẩm Lạc đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình sản xuất lúa kết hợp thả nuôi cá. Trên thửa ruộng 1,5 ha, ông Tùng vừa sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, vừa đào ao thả các loại cá trắm, cá chép xung quanh.

Ông Võ Hữu Tùng cho biết: “Mô hình sản xuất cá, lúa giúp gia đình tôi nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích. Lúa sản xuất theo hướng hữu cơ hoàn toàn không phun thuốc trừ sâu nên an toàn và đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng; đồng ruộng cũng được cải tạo môi trường để các vụ sau cho năng suất hơn. Ở vụ thu hoạch đầu tiên, sau khi trừ chi phí, gia đình thu lợi nhuận hơn 30 triệu đồng, cao gấp 3 lần so với sản xuất truyền thống như trước đây”.

4.jpg
Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ bằng kỹ thuật mạ khay, máy cấy với diện tích 3 ha ở thôn Phú Đoài, xã Cẩm Lạc đang trong thời kỳ phát triển tốt.

Từ thành công của các mô hình nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn không chất thải, năm 2024, UBND xã Cẩm Lạc tiếp tục ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị sản xuất, cải tạo môi trường, đưa nông nghiệp phát triển bền vững. Tiêu biểu như các mô hình: sản xuất lúa theo hướng hữu cơ bằng kỹ thuật mạ khay, máy cấy với diện tích 3 ha ở thôn Phú Đoài; áp dụng quy trình canh tác, giảm phát thải khí nhà kính với diện tích 10 ha ở thôn Quang Trung 2; sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ với diện tích 20 ha ở thôn Quang Trung 1 và thôn Hoa Thám.

Ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Lạc cho biết: “Để triển khai các mô hình, chúng tôi hỗ trợ người dân về kỹ thuật và một phần chi phí sản xuất. Các mô hình dựa trên nền kỹ thuật canh tác cải tiến, góp phần bảo vệ chất đất, giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế”.

3.jpg
Vùng sản xuất 20 ha ở thôn Quang Trung 1 và thôn Hoa Thám được ứng dụng mô hình sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ, tránh tình trạng người dân đốt rơm rạ trên đồng ruộng hủy hoại chất đất.

Cũng theo Chủ tịch UBND xã Cẩm Lạc, thời gian tới, địa phương sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn không chất thải. Cùng với đó, xã cũng sẽ đánh giá hiệu quả các mô hình để tiếp tục nhân rộng trên toàn địa bàn, góp phần đưa nông nghiệp phát triển bền vững.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.