(Baohatinh.vn) - Hầm Đèo Ngang nối tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình sẽ được xây mới một ống hầm dài 555m, rộng 10,5m với 4 làn xe.
Trong số các dự án nâng cấp, mở rộng một số cầu, hầm trên tuyến quốc lộ 1 với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng vừa được Bộ GTVT phê duyệt, hầm đường bộ Đèo Ngang sẽ được xây dựng mới một ống hầm dài 555m về phía Tây hầm hiện tại và hai cầu ở hai đầu ống hầm. Ống hầm mới rộng 10,5m gồm 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Dự kiến trong năm 2025, ống hầm Đèo Ngang mới sẽ hoàn thành xây dựng. Sau khi hoàn thành, hầm Đèo Ngang khai thác song song hai ống hầm. Trong ảnh: Hầm Đèo Ngang đang được khai thác với 1 ống hầm có 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Hầm đường bộ Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1, xuyên qua dãy Hoành Sơn với cửa hầm phía Bắc ở xã Kỳ Nam, TX Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh và cửa hầm phía Nam ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Trong ảnh: Cửa hầm phía Bắc của hầm Đèo Ngang ở xã Kỳ Nam, TX Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Hầm Đèo Ngang hiện tại có chiều dài hầm chính là 495m cùng hệ thống đường dẫn dài gần 2,2 km. Hầm chính có chiều rộng 11,5m, cao 7,5m với 2 làn xe cơ giới - mỗi làn rộng 3,5m và 2 làn dành cho xe thô sơ.
Các phương tiện khi di chuyển trong hầm Đèo Ngang được đi với tốc độ 50km/h, khoảng cách giữa 2 phương tiện là 50m. Khi hầm chưa được xây dựng, người và phương tiện phải di chuyển theo Đèo Ngang với quãng đường dài hơn, nguy hiểm hơn để vượt dãy Hoành Sơn. Hầm Đèo Ngang được thi công từ tháng 5/2003 và hoàn thành vào tháng 7/2004 - chào mừng 75 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Công trình được đầu tư xây dựng theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) do Tổng Công ty Sông Đà làm chủ đầu tư. Ban đầu, chủ đầu tư dự án được Bộ GTVT phê duyệt cho thu phí hoàn vốn từ năm 2004 đến hết năm 2023. Tuy nhiên, do lưu lượng xe qua lại tăng lên nhiều lần nên sau khi tính toán lại, Bộ GTVT quyết định chỉ cho thu phí đến cuối năm 2016.
Hạng mục mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung từ 2 làn xe thành 4 làn xe vào quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Văn bản 1654/TTg-KTN ngày 15/9/2015. Việc đầu tư mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang được kỳ vọng đáp ứng nhu cầu lưu thông trên quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, tạo tiền đề và động lực phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của 2 địa phương này và khu vực miền Trung. Video: Hầm Đèo Ngang trước khi được nâng cấp, mở rộng thêm 1 ống hầm.
Dự án mở rộng hầm đường bộ Đèo Ngang nằm trong số các dự án nâng cấp, mở rộng một số cầu, hầm trên tuyến quốc lộ 1 với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.
Quý I/2025, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đạt nhiều kết quả toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội với tổng giá trị sản phẩm 3.448 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 53,4 tỷ đồng.
Các đơn vị liên quan đang phối hợp đẩy nhanh tiến độ dự án đường trục ngang ven biển huyện Thạch Hà (nay là TP Hà Tĩnh) để góp phần hoàn thiện hạ tầng, thúc đẩy phát triển KT-XH.
Sở hữu quỹ đất lớn, hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, cơ chế chính sách phù hợp, Hà Tĩnh đã và đang có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều nhà đầu tư lĩnh vực công nghiệp.
Từ đầu năm đến nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) đạt hơn 91 triệu USD (tăng 19,34% so với cùng kỳ năm ngoái), với số thu ngân sách nhà nước đạt hơn 39,2 tỷ đồng.
Các tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông 2 làn xe, 4 làn xe hạn chế cần thiết phải đầu tư mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và đáp ứng nhu cầu vận tải tăng.
Nhiều dự án triển khai ở Hà Tĩnh đang bị thiếu đất san lấp, nhà thầu phải mua ở những vùng khoảng cách vận chuyển xa, đội chi phí và ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm đánh giá cao các dự án tại TX Kỳ Anh và đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho dự án triển khai đảm bảo tiến độ, hiệu quả.
Nhiều hoạt động hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 được các đơn vị ở Hà Tĩnh triển khai nhằm lan tỏa thông điệp tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường, hướng đến tương lai xanh.
Việt Nam đã đạt nhiều cọc mốc và từng bước hoàn thành các cọc mốc để nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam có thể vận hành trước năm 2032.
Tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy để hoạt động hiệu quả, Chi cục Thuế khu vực XI đã đưa số thu ngân sách 3 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được Công ty TNHH Vận hành và Kinh doanh MCC Việt Nam xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, sản xuất.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, các nhà thầu đang huy động tối đa máy móc, nhân lực để thi công dự án nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Theo nhận định của ngành chuyên môn, dự kiến sản xuất công nghiệp của Hà Tĩnh sẽ tăng trưởng tốt hơn vào quý III và quý IV khi một số động lực đi vào hoạt động ổn định.
Bộ Xây dựng chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu tích cực triển khai, quyết tâm hoàn thành thông tuyến chính cao tốc cả 5 dự án trước ngày 30 tháng 4 năm 2025; hoàn thành toàn bộ 5 dự án trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.
Lễ động thổ dự án Khu công nghiệp VSIP II Quảng Ngãi là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Khởi nghĩa Ba Tơ (11/3/1945 - 11/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (24/3/1975 - 24/3/2025).
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị Hà Tĩnh và các địa phương đẩy nhanh tiến độ cấp mỏ, nâng công suất mỏ khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường phục vụ các dự án giao thông.
Nhà thầu thi công các tuyến đường trọng điểm kết nối KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang tập trung nhân lực, thiết bị, máy móc, tận dụng tối đa thời tiết thuận lợi hoàn thành các dự án.
Thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tăng cường phối hợp tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng Trạm biến áp 220 kV Vũng Áng và đấu nối đảm bảo tiến độ.
Sở Công thương Hà Tĩnh nhấn mạnh, việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ thương hiệu Quốc gia chào mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam phải đảm bảo hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.