Cận cảnh thi công cảng cá Cửa Nhượng

(Baohatinh.vn) - Các nhà thầu đang gấp rút thi công dự án cảng cá Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) nhằm phấn đấu cuối năm 2024 đưa vào sử dụng.

2.jpg
Trên công trường thi công cảng cá Cửa Nhượng (xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên), máy móc đang hoạt động tối đa công suất để đắp nền đường nội bộ cảng. Đây là thời điểm con nước xuống nên nhà thầu thi công phải tranh thủ tối đa thời gian để hoàn thành công tác đắp nền.
7.jpg
Song song với đắp nền đường nội bộ cảng, các đơn vị thi công cũng gấp gáp thi công đóng cọc bê tông cầu cảng; xây dựng nhà chế biến thủy sản cùng các hạng mục phụ trợ khác... Để ngăn con nước lên, các nhà thầu cũng tiến hành đắp bờ quai bao quanh khu vực thi công.
4.jpg
Cách đó không xa, máy móc các loại cũng được huy động để đắp nền đê chắn cát. Trên công trường cảng cá Cửa Nhượng hiện có liên danh 9 nhà thầu thi công. Trong đó có 5 nhà thầu chính là: Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại 269 (Cẩm Xuyên), Công ty Cổ phần xây dựng thương mại Thới Bình (TP Hồ Chí Minh), Công ty Cổ phần đầu tư Thành Công (Nghệ An), Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Quê Hương (TP Hồ Chí Minh), Công ty Cổ phần đầu tư Quốc Việt (Nghệ An).
8.jpg
Theo ông Đậu Quốc Trường - Chỉ huy trưởng Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Như Linh (nhà thầu phụ), sau ngày chủ đầu tư phát động khởi công (ngày 20/1), đơn vị đã tập trung máy móc thiết bị và nhân lực triển khai thi công. Việc thi công cảng cá gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc nhiều về thời tiết, nhất là con nước thủy triều.  Nhiều thời điểm, công ty phải thi công từ 20h đến 2h sáng hôm sau. Ngoài tiến độ chung do chủ đầu tư xây dựng, chúng tôi cũng lên khung tiến độ cho các hạng mục theo từng tuần, từng tháng. Công ty phấn đấu hoàn thành các hạng mục được giao trước khi mùa mưa bão đến.
5.jpg
Để đảm bảo đường găng tiến độ, BQL dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh (chủ đầu tư dự án) cũng bố trí cán bộ bám sát công trường để trực tiếp chỉ đạo nhà thầu; kịp thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong thi công.
6.jpg
Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trước 31/12/2024 nên đường găng tiến độ phải được đảm bảo. Khi hoàn thành, cảng cá Cửa Nhượng sẽ đáp ứng quy mô cảng cá cấp II với các tàu công suất 400CV cập cảng; năng lực cập tàu đạt 100 lượt/ngày; lượng thủy sản qua cảng khoảng 16.000 tấn/năm.
9.jpg
Ông Nguyễn Hồng Sơn - cán bộ BQL dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "Dự án cảng cá Cửa Nhượng có tổng mức đầu tư 280 tỷ đồng với quy mô rộng khoảng 5 ha. Khi đưa vào sử dụng, công trình góp phần hoàn thiện hệ thống cảng cá trên địa bàn Hà Tĩnh phù hợp với quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt; đáp ứng nhu cầu hậu cần nghề cá, góp phần phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa, xã hội, vệ sinh môi trường; khôi phục, phát triển sản xuất thủy sản và xây dựng nông thôn mới".
1.jpg
Sau 2 tháng khởi công, dự án cảng cá Cửa Nhượng đã thi công đạt hơn 10% khối lượng công việc. Các nhà thầu đang tranh thủ thời gian, gấp rút đẩy mạnh tiến độ thi công để sớm bước vào giai đoạn lắp ráp cấu kiện. BQL dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT Hà Tĩnh đang nỗ lực hiện thực hóa giấc mơ xây dựng cảng cá để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngư dân huyện Cẩm Xuyên nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.
Video: Thi công cảng cá Cửa Nhượng.

Cảng cá Cửa Nhượng bao gồm các công trình giao thông: bến cập tàu từ 150CV tới 400CV; bến cập tàu dưới 150CV; bãi tiếp nhận thủy sản diện tích 2.400m2; nạo vét luồng vào cảng và khu vực vùng nước trước cảng; hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa; kè bờ, đê ngăn cát, đường nội bộ trong cảng.

Dự án còn bao gồm công trình hạ tầng kỹ thuật, dân dụng với san nền khu vực cảng có diện tích 49.374,1m2; nhà điều hành 2 tầng, nhà tiếp nhận thủy sản, nhà tập kết chất thải rắn, nhà thanh tra, bến cập tàu liền bờ, nhà bảo vệ, nhà để xe, khu nhà vệ sinh; hệ thống cấp nước, xử lý nước thải, thoát nước mưa, điện chiếu sáng. Cùng đó là hạng mục cấp điện và một số công trình khác theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định.

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.