Can Lộc cần sớm triển khai cắm mốc hành lang hồ đập, đê điều

(Baohatinh.vn) - Sáng 10/6, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh Hà Tĩnh do Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thị Thanh Huyền dẫn đầu đã đi kiểm tra thực địa và công tác quy hoạch, đầu tư, công trình đê điều, hồ đập giai đoạn 2016 – 2019 trên địa bàn huyện Can Lộc.

Can Lộc cần sớm triển khai cắm mốc hành lang hồ đập, đê điều

Đoàn đi kiểm tra thực địa hồ Vực Trống ở xã Phú Lộc

Đoàn đã đến kiểm tra tuyến đê Hữu Nghèn đoạn từ K7+00 – K9+400, đập An Hùng, hồ Vực Trống và đập Cố Châu. Đây là những công trình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như phục vụ tưới tiêu và đảm bảo tiêu thoát lũ cho người dân vùng hạ du trong mùa mưa lũ.

Can Lộc cần sớm triển khai cắm mốc hành lang hồ đập, đê điều

Hồ Vực Trống có nhiệm vụ tưới cho khoảng 1.300 ha đất nông nghiệp, kết hợp giảm lũ hạ du và cải tạo môi trường sinh thái.

Can Lộc hiện có 7 hồ đập có dung tích lớn. Trong đó, 6 hồ đập do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh quản lý, khai thác và bảo vệ; riêng hồ Khe Trúc do xã Thiên Lộc quản lý.

Ngoài ra, huyện có 50 đập dâng nhỏ, 131 trạm bơm và hơn 700 kênh mương do Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trực tiếp quản lý.

Từ 2016 - 2019, huyện đã triển khai đầu tư xây dựng, tu bổ công trình củng cố, nâng cấp tuyến đê sông Nghèn qua thị trấn và các xã Thiên Lộc, Khánh Lộc với tổng mức đầu tư gần 43 tỷ đồng.

Can Lộc cần sớm triển khai cắm mốc hành lang hồ đập, đê điều

Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Can Lộc Phan Anh Đức: Công tác quản lý hệ thống đê điều gặp nhiều khó khăn do vi phạm hành lang, người dân lợi dụng bờ đê, mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Từ 2015 đến nay, huyện đã xử lý nhiều trường hợp nhưng chưa thật sự triệt để. Hầu hết các tuyến đê và hồ dập trên địa bàn chưa được cắm mốc nên việc vi phạm vẫn còn xẩy ra.

Nhằm đảm bảo an toàn hồ đập trong mùa mưa bão, năm nay, huyện phối hợp với Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh tiến hành rà soát, kiểm tra hiện trạng các công trình. Nhìn chung, các hồ đập trên địa bàn đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và công tác vận hành.

Can Lộc cần sớm triển khai cắm mốc hành lang hồ đập, đê điều

Nguyễn Văn Huấn – Phó giám gám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh: Đơn vị luôn cắt cử các tổ đội quản lý, vận hành 6 hồ đập lớn trên địa bàn huyện phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp. Sự phối hợp giữa công ty và huyện về công tác tưới, phòng chống bão lụt đi đến sự thống nhất trong việc phân công trách nhiệm trong mùa mưa bão.

Tại buổi làm việc, huyện cũng nêu một số khó khăn trong công tác quy hoạch, quản lý đê điều và hồ đập trên địa bàn, nhất là việc cắm mốc chỉ giới và xử lý các trường hợp vi phạm hành lang an toàn trên các tuyến đê điều, đồng thời đưa ra một số giải pháp cùng với hướng khắc phục trong thời gian tới.

Can Lộc cần sớm triển khai cắm mốc hành lang hồ đập, đê điều

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thị Thanh Huyền: Can Lộc cần rà soát lại các trường hợp vi phạm hành lang an toàn trên tuyến đê điều để xử lý dứt điểm theo quy định của pháp luật; đồng thời tăng cường vai trò trách nhiệm quản lý đê nhân dân trên địa bàn.

Phát biểu kết thúc buổi làm việc, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Trần Viết Hậu cho rằng: Những vấn đề về công tác quy hoạch, quản lý và vận hành các hồ đập được các thành viên đoàn giám sát quan tâm đề nghị Can Lộc thực hiện nghiêm túc.

Can Lộc cần sớm triển khai cắm mốc hành lang hồ đập, đê điều

Trong đó, huyện cần rà soát lại các quy hoạch hồ đập; kiểm tra lại chất lượng các công trình để từ đó giải pháp phi công trình, bố trí lực lượng phương tiện ứng cứu khi có sự cố xẩy ra trong mùa mưa bão.

Đặc biệt, huyện cần có giải pháp để triển khai cắm mốc chỉ giới hành lang trên các tuyến đê và tăng cường vai trò trách nhiệm trong việc quản lý, vận hành, khai thác hiệu quả từ các hồ đập lớn nhỏ trên địa bàn; thường xuyên huy động lực lượng khơi thông dòng chảy, điều tiết nước hợp lý đảm bảo đủ nước tưới sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho người dân.

Về những kiến nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng, nâng cấp một số hồ đập, mặt đê bằng bê tông và cho chủ trương đầu tư nạo vét, cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi, Đoàn sẽ trình lên HĐND tỉnh xem xét, giải quyết...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.