Cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về sàng lọc sơ sinh

(Baohatinh.vn) - Sàng lọc sơ sinh sẽ giúp sớm phát hiện bệnh cho trẻ để điều trị kịp thời, do đó, việc tuyên truyền thực hiện vấn đề này theo cơ chế xã hội hóa ở Hà Tĩnh cần được triển khai quyết liệt hơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số.

z5569972908268_814abf41c4ff2f0e68b1cedcadd3f3b6.jpg
Nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh tuyên truyền về lợi ích của sàng lọc sơ sinh tới gia đình sản phụ.

Thực hiện sàng lọc sơ sinh (SLSS) là biện pháp nhằm phát hiện, điều trị sớm những bất thường ở trẻ ngay sau khi chào đời. SLSS có thể phát hiện các bệnh lý liên quan đến rối loạn di truyền, nội tiết ở trẻ vừa chào đời như: tăng sản tuyến thượng thận, thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh… Những bệnh lý này có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ nên việc SLSS sẽ giúp trẻ được sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, có cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.

Tại Hà Tĩnh, từ năm 2009 bắt đầu triển khai SLSS bằng cách lấy mẫu máu gót chân ở trẻ trong vòng 24 - 48 giờ đầu sau sinh. Đến năm 2020, Hà Tĩnh triển khai SLSS theo cơ chế xã hội hóa, với sự tuyên truyền tích cực của các địa phương, các cơ sở y tế, nhiều người dân đã dần thay đổi nhận thức, quan tâm hơn đến dịch vụ SLSS.

Nhờ có SLSS, chị T.T.T (thị trấn Cẩm Xuyên) đã sớm phát hiện con trai bị bệnh liên quan đến Hemoglobin (HEMO). Kết quả phân tích cho thấy trẻ có nguy cơ cao là thể mang Alpha Thalassemia kết hợp với thể mang Hemoglobin E, với sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, chị Trang cùng gia đình đã đưa con ra điều trị tại Bệnh viện Nhi Hà Nội. Hiện tại, tình trạng sức khỏe cháu bé đã ổn định.

Chị T. chia sẻ: “Trước khi sinh, tôi đã được các y, bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Xuyên tư vấn về gói SLSS. Đến khi con chào đời (tháng 1/2024), tôi đã quyết định làm SLSS cho con. Với tôi, đây là quyết định đúng đắn và kịp thời để từ đó phát hiện ra con bị bệnh liên quan đến Hemoglobin. Nhờ đó, con được điều trị kịp thời”.

z5546129867208_22bb8ae639682ea16fc1310cb56b7b5f.jpg
Nhân viên Trạm Y tế xã Cẩm Hà (Cẩm Xuyên) đến các gia đình có phụ nữ mang thai để tuyên truyền về lợi ích của sàng lọc sơ sinh.

Huyện Cẩm Xuyên là một trong những địa phương thực hiện tốt việc tuyên truyền nên tỉ lệ trẻ em được SLSS cao. Năm 2023, toàn huyện đạt 134/200 chỉ tiêu năm được giao (tỉ lệ 67%); trong 5 tháng đầu năm 2024, đã đạt 151 ca (đạt tỉ lệ 50,3%).

Bà Đặng Thị Mỹ Lê - Trưởng phòng Dân số - Truyền thông và Giáo dục sức khỏe (Trung tâm Y tế huyện Cẩm Xuyên) cho biết: “Chúng tôi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích khi thực hiện SLSS. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên dân số nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Bởi vậy, mục tiêu đến cuối năm 2024 sẽ hoàn thành và vượt chỉ tiêu được giao 300 ca thực hiện SLSS là con số không phải khó để hoàn thành”.

z5569972896289_6ec9a8baa21190da915890556742bfef.jpg
z5569972906490_0fee617870ad3e979e343fab376159eb.jpg
Việc lấy máu gót chân để thực hiện sàng lọc sơ sinh là điều cần thiết.

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, trong năm 2023, đã thực hiện được 3.293/5.000 chỉ tiêu năm được giao (đạt 76,6%); riêng 5 tháng đầu năm 2024, đã đạt 2.522/5.000 (50,4%).

Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, tỉ lệ thực hiện SLSS còn rất thấp. Trong 5 tháng đầu năm 2024, một số huyện như: Nghi Xuân, Lộc Hà, Vũ Quang… chưa có trường hợp nào thực hiện SLSS. Các địa phương như: TP Hà Tĩnh đạt 26%, Đức Thọ đạt 23%, Hương Sơn đạt 13,5%... Thống kê chung toàn tỉnh trong 5 tháng đầu năm 2024, tỉ lệ SLSS đạt 36,3% (3.285/9.050 chỉ tiêu được giao cả năm).

Những khó khăn về điều kiện kinh tế, nhận thức của người dân còn chưa cao… là nguyên nhân chính dẫn đến việc thực hiện SLSS ở một số địa phương vẫn rất thấp. Vì thế, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về SLSS là điều cần thiết.

Trong thời gian tới, để cải thiện tỉ lệ thực hiện SLSS, Chi cục Dân số tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với các trung tâm y tế địa phương, cơ sở y tế tạo điều kiện cho các y, bác sĩ tham gia các lớp đào tạo, tập huấn chuyên sâu về SLSS. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền trực tiếp cho người dân thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, lồng ghép trong sinh hoạt thôn, hội, nhóm... Thực hiện truyền thông trên hệ thống phát thanh của thôn, xã; xây dựng các phóng sự, bài viết trên Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh về lợi ích của việc SLSS. Ngoài thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền, chúng tôi cũng mong muốn chính quyền các địa phương sẽ vào cuộc tích cực nhằm thay đổi nhận thức của người dân về SLSS…

Ông Phan Trường Sang - Chi cục trưởng Chi cục Dân số tỉnh Hà Tĩnh

Chủ đề Dân số KHHGĐ

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.