Cần trả lại vị thế cho bảng chỉ dẫn di tích cấp quốc gia Di chỉ Thạch Lạc

(Baohatinh.vn) - Bảng chỉ dẫn Di tích quốc gia Di chỉ Thạch Lạc (Thạch Hà, Hà Tĩnh) nằm khuất trong cây cối, giữa nhiều đồ vật đã qua sử dụng, vừa mất mỹ quan, vừa gây khó khăn cho du khách tìm về địa chỉ này.

a2.jpg
Nằm bên quốc lộ 15B đoạn qua xã Thạch Lạc (Thạch Hà), bảng chỉ dẫn Di tích quốc gia Thạch Lạc (2,2m x 2,2m) ghi rõ thông tin hướng dẫn lối vào di tích nhưng đã bị "chiếm dụng", biến thành nơi để những đồ vật đã qua sử dụng và rác thải. Việc bị che khuất tầm nhìn gây khó khăn cho người dân và du khách khi tìm về di tích này. Trong ảnh: Bảng chỉ dẫn Di tích quốc gia Thạch Lạc bên quốc lộ 15B (nhìn từ hướng Bắc - Nam) bị che khuất trong khu vực kinh doanh của hộ dân.
a3.jpg
Phía mặt trước bảng chỉ dẫn (nhìn từ hướng Bắc - Nam), hộ kinh doanh chất các đồ vật đã qua sử dụng như thùng chai bia, thùng sơn và cả bao tải đựng rác. Không chỉ che khuất các dòng chữ chỉ dẫn mà còn tạo ra cảnh tượng nhếch nhác, mất mỹ quan.
a1.jpg
Không chỉ nhìn từ hướng Bắc - Nam, du khách đi theo quốc lộ 15B theo hướng Nam - Bắc cũng rất khó phát hiện ra bảng chỉ dẫn, do bị lẫn khuất trong cây cối và các vật dụng khác.
a4.jpg
"Mặt tiền" Bảng chỉ dẫn di tích quốc gia Thạch Lạc bị chiếm dụng để kinh doanh, sinh hoạt... Theo người dân địa phương, tình trạng trên diễn ra đã khá lâu, không chỉ gây cản trở cho du khách khi tìm đến địa chỉ này mà còn cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với một di tích có nhiều ý nghĩa.
5.jpg
Đề nghị các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng cần sớm khắc phục tình trạng nêu trên để giữ sự tôn nghiêm đối với một di tích lịch sử văn hóa, đảm bảo thuận tiện cho người dân và du khách tìm đến với với di tích. Ảnh: Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Di chỉ Thạch Lạc (thôn Thanh Quang, xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh).

Di chỉ khảo cổ Thạch Lạc thuộc xã Thạch Lạc (Thạch Hà) nằm trong hệ thống di chỉ khảo cổ học thuộc loại hình Di chỉ Cồn Sò Điệp ven biển miền Trung kéo dài từ Nghệ An đến Quảng Bình.

Di tích được nữ nhà khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani phát hiện vào những năm 1930 - 1932. Kể từ đó tới nay, di chỉ Thạch Lạc đã trải qua nhiều lần khai quật vào những năm 1963-1964; 2002; 2003-2004; 2005; 2014; 2015.... với sự tham gia của các đơn vị như: Viện Khảo cổ học Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Trường Đại học Quốc gia Australia...

Tại đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều hiện vật như: gốm, các công cụ sản xuất, vũ khí, dụng cụ sinh hoạt, đồ trang sức được chế tác từ đá và đặc biệt là di cốt của người Việt cổ có thời gian gần 5.000 năm.

Với nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, năm 2008, Di chỉ Thạch Lạc đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Lắp rào chắn trong các khu dân cư, đúng hay sai?

Lắp rào chắn trong các khu dân cư, đúng hay sai?

Một số tuyến đường thôn, tổ dân phố trên địa bàn Hà Tĩnh, người dân tự ý lắp các barie, rào chắn với lý do bảo vệ đường. Nhiều người băn khoăn, liệu đây có phải là hành vi đúng pháp luật?
Vỡ cửa cống, nhiều diện tích ruộng lúa nhiễm mặn

Vỡ cửa cống, nhiều diện tích ruộng lúa nhiễm mặn

Cống Đập Xạ nằm trên tuyến đê Hữu Nghèn thuộc địa phận TDP 8, thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị vỡ khiến nhiều diện tích ruộng bị xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến lúa vụ xuân của người dân.
"Ẩn họa" khi đánh bắt cá trong nước lũ

"Ẩn họa" khi đánh bắt cá trong nước lũ

Mưa lớn những ngày qua đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh ngập lụt. Dù nước dâng cao nhưng nhiều người dân vẫn bất chấp hiểm nguy, lội ra những cánh đồng mênh mông nước để thả lưới bắt cá.
 “Thót tim” khi qua cầu trên quốc lộ 8C

“Thót tim” khi qua cầu trên quốc lộ 8C

Sau nhiều năm sử dụng, cầu tràn Lâm Lĩnh nối xã Sơn Lĩnh và xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xuống cấp, gây bất an cho người dân khi tham gia giao thông qua đây.
Nhếch nhác 2 cây cầu sắt trên tuyến kênh thoát lũ

Nhếch nhác 2 cây cầu sắt trên tuyến kênh thoát lũ

Nhiều năm nay, trên tuyến kênh thoát lũ ở địa bàn phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tồn tại 2 cầu sắt không còn chức năng sử dụng, hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Dù tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm rình rập cho người và gia súc, cản trở dòng chảy nhưng cầu vẫn chưa được tháo dỡ xử lý.
Âu thuyền xuống cấp, ngư dân bất an

Âu thuyền xuống cấp, ngư dân bất an

Âu thuyền ở thôn Đại Đồng, xã Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang bị bồi lắng, xuống cấp ảnh hưởng đến việc neo đậu tàu thuyền và tránh trú bão của bà con ngư dân.