(Baohatinh.vn) - Sau gần 40 năm sử dụng, cầu Đồng Dâu (xã Đức Quang, Hà Tĩnh) ngày càng xuống cấp nghiêm trọng khiến người dân khi di chuyển qua cầu không khỏi lo lắng.
Mỗi ngày, hàng trăm lượt người và phương tiện vẫn nơm nớp lo âu khi lưu thông qua cầu Đồng Dâu, bắc qua nhánh sông La, thuộc địa phận thôn Quang Lộc, xã Đức Quang (mới). Cây cầu này nối liền các thôn thuộc xã Quang Vĩnh (cũ) với tuyến đê La Giang, dẫn về trung tâm xã Đức Quang (mới) và các vùng phụ cận. Cầu Đồng Dâu được xây dựng khoảng năm 1987-1988 với mục tiêu phục vụ việc đi lại và vận chuyển nông sản của người dân các thôn ngoài đê La Giang. Khi đó, cây cầu được xem là niềm vui lớn của hàng trăm hộ dân vì giúp rút ngắn quãng đường di chuyển, kết nối thuận tiện với các vùng sản xuất và chợ trung tâm. Tuy nhiên, sau gần 40 năm sử dụng, cây cầu giờ đây lại trở thành nỗi lo lắng của người dân. Hệ thống lan can đã mục nát, nhiều chỗ gãy đổ, cong vẹo; cầu nhỏ hẹp. Thậm chí, một số đoạn không còn lan can, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao, đặc biệt đối với học sinh, người già hoặc trong điều kiện trời mưa, sương mù hay ban đêm.
Ngoài hệ thống lan can hư hỏng, cầu Đồng Dâu cũng không được lắp đèn chiếu sáng, khiến việc lưu thông vào buổi tối vô cùng nguy hiểm. Không chỉ vậy, vào mùa mưa lũ, nước dâng cao sát mặt cầu càng khiến nguy cơ tai nạn tăng lên, nhất là với những người không quen đường.
Ông Trần Đức Thạch (trú thôn Tiến Hoà, xã Đức Quang) chia sẻ: “Mỗi lần đi qua cầu, tôi đều phải hết sức cẩn thận, nhất là vào buổi tối. Đã có trường hợp người đi xe máy do không thấy rõ mép cầu nên bị đâm vào lan can gãy, may mắn không rơi xuống sông”.
Nhiều đoạn lan can trên cầu Đồng Dâu đã bị hư hỏng, thậm chí mất hẳn, tạo nên những khoảng trống nguy hiểm. Những chỗ còn lại cũng trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, chỉ cần một tác động nhẹ là các mảng bê tông bong tróc có thể rơi ra bất cứ lúc nào.
Nhiều người dân trong vùng cũng bày tỏ sự lo lắng trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của cây cầu này. Anh Nguyễn Tiến Đạt (trú thôn Thượng Tứ, xã Đức Quang) đề xuất: “Chúng tôi mong các cấp sớm đầu tư sửa chữa để người dân yên tâm đi lại, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.” Ông Hoàng Xuân Hùng - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đức Quang cho biết: “Địa phương rất chia sẻ với những lo lắng của bà con khi qua lại trên cầu Đồng Dâu. Hiện xã đang rà soát, tổng hợp tình hình để có cơ sở kiến nghị lên cấp trên trong thời gian tới.”Video: Hiện trạng cầu Đồng Dâu.
Bộ Y tế đề xuất ưu đãi tài chính, hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho gia đình sinh con một bề hai con gái nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.
Trước những lo ngại về dầu ăn giả, dầu bẩn tràn lan trên thị trường, nhiều hộ dân ở Hà Tĩnh đã lựa chọn mang nguyên liệu như lạc, vừng… đến các cơ sở ép dầu ăn để sử dụng.
Chỉ bằng lá cây rừng, hơn 50 năm qua, lương y Nguyễn Cao Niên ở thôn Đại Lự, xã Hồng Lộc, Hà Tĩnh đã bào chế thành bài thuốc để chữa lành bệnh bỏng và bệnh thận cho rất nhiều người.
Những chiếc xe điện mini đủ màu sắc đang trở thành trò giải trí thu hút đông đảo trẻ em ở Hà Tĩnh, thế nhưng, đằng sau niềm vui chốc lát ấy lại tiềm ẩn nguy cơ thiếu an toàn.
Vừa qua, Hà Tĩnh ghi nhận một số ca sốt xuất huyết và sốt rét ngoại lai, điều này tiềm ẩn những nguy cơ lây lan trong cộng đồng nếu không phòng chống kịp thời.
Với các hoạt động chính liên quan đến phương pháp giáo dục mới, trại hè STEAM là sân chơi bổ ích thu hút hàng trăm em học sinh trên địa bàn Hà Tĩnh tham gia.
Theo các chuyên gia, để chọn ngành, trường phù hợp với năng lực và sở thích, các thí sinh cần cập nhật xu hướng, nhu cầu của thị trường lao động, tránh chọn ngành “hot” theo phong trào.
Theo cảnh báo từ các bác sỹ Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh, việc trẻ “nghiện” xem điện thoại, tivi làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn về tâm lý, khó khăn trong phát triển bản thân.
Tiến sĩ Trần Viết Cường cùng nhóm tác giả vừa giành giải nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hà Tĩnh với đề tài: "Lò phân nhiệt sản xuất than sinh học và giấm gỗ phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững". Hãy cùng Báo Hà Tĩnh trò chuyện với Tiến sĩ Trần Viết Cường, giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh về đề tài này.
Bằng việc triển khai Trợ lý ảo có tích hợp AI, BHXH khu vực XV đang hướng tới hỗ trợ người dân, doanh nghiệp Hà Tĩnh tiếp cận chính sách an sinh xã hội nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Mùa hè ở Hà Tĩnh chưa kịp rộn ràng thì nhiều gia đình đã gánh chịu mất mát vì trẻ đuối nước. Những tai nạn thương tâm lại gióng lên hồi chuông báo động về an toàn cho trẻ em dịp hè.
Theo thống kê, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Hà Tĩnh mỗi ngày hơn 800 tấn. Tuy nhiên, một lượng lớn rác thải vẫn được xử lý bằng cách đốt, gây ra nhiều hệ luỵ.
Nhu cầu sử dụng lớn trong khi lượng máu hiến hạn chế đã khiến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn máu để cấp cứu và điều trị.
Không ít làng quê ở Hà Tĩnh đã xuất hiện những bác sĩ tự phong. Họ tự ý tổ chức thăm khám, tiêm thuốc và bán thuốc chữa bệnh ngay tại nhà mà không chịu bất cứ sự quản lý giám sát nào.
Trường Mầm non Mai Linh (xã Lộc Hà, Hà Tĩnh) mang sứ mệnh xây dựng môi trường giáo dục "Xanh - an toàn - hạnh phúc", tôn trọng sự khác biệt, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Sử dụng AI thiết lập lịch trình các điểm du khách muốn khám phá là tính năng nổi bật trong “Website hướng dẫn du lịch Hà Tĩnh” của Quân và Quang - học sinh trường THCS ở Hà Tĩnh.
Dự án “Phòng chống mua bán người” giai đoạn 1 do Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, đã giúp phụ nữ vùng dễ tổn thương nâng cao nhận thức, quyền năng, tiếp cận sinh kế bền vững và tự tin vươn lên.
Tập 13 chương trình “Ô cửa tiếng Anh” mùa 2 chứng kiến cuộc tranh tài đầy hấp dẫn giữa hai đội đến từ Trường THCS Cẩm Trung (xã Cẩm Trung) và Trường THCS Phong Bắc (xã Kỳ Xuân), Hà Tĩnh.