Cầu Nhe thắm màu hoa phượng đỏ…

(Baohatinh.vn) - Ngày 15/4/1968, Tiểu đoàn 351 (Trung đoàn Yên Tử, Quân khu 3) với hầu hết là con em TP Hải Phòng, trên đường hành quân vào Nam chiến đấu, bị máy bay Mỹ oanh tạc vào đội hình, khiến 53 chiến sỹ hy sinh tại Cầu Nhe (ở xã Vĩnh Lộc, nay là Khánh Vĩnh Yên, Can Lộc, Hà Tĩnh).

Cầu Nhe thắm màu hoa phượng đỏ…

Mố Cầu Nhe còn sót lại trong trận bom trưa 15/4/1968.

Cầu Nhe là cầu bắc qua sông Nhe, được đổ bằng bê tông cốt thép từ thời Pháp thuộc, qua nhiều trận bom đánh sập nay chỉ còn một nhịp đổ gãy bên sông như một chứng tích bi tráng của chiến tranh. Tuyến đường qua cầu là một nhánh của Quốc lộ 15A, nằm trên đoạn đầu của đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại.

Tuổi thơ chúng tôi đã chứng kiến nhiều những đơn vị bộ đội hành quân ra trận qua quê hương mình. Những chiến sĩ vừa rời thao trường ánh mắt sục sôi ý chí căm thù giặc Mỹ xâm lược, ánh sao lấp lánh trên mũ, vai mang nặng ba lô và khoác trên mình những khẩu súng xanh ánh thép. Nhiều bà mẹ đứng dọc hai bên đường, tiễn đưa các anh bằng nước chè xanh, khoai sắn, chuối, hoa quả và cả những dòng nước mắt rưng rưng, mong các con chân cứng đá mềm, vượt qua bom rơi đạn lạc...

Cầu Nhe thắm màu hoa phượng đỏ…

Cầu Nhe mới dài 34m với tổng đầu tư hơn 11 tỷ đồng bắc qua dòng sông Nhe đã được hoàn thành vào năm 2018.

Những bộ đồ Tô Châu mới mặc ướt sũng mồ hôi, vàng bụi đỏ ba dan, nhiều trong số họ vừa rời ghế nhà trường, có người vừa về phép tranh thủ cưới vợ vài đêm chưa ấm dằm, nhiều chiến sĩ tuổi mới tròn 18... đã viết đơn tình nguyện bằng máu, hăng hái xung phong ra trận...

Và, Trung đoàn Yên Tử, những người con đất Cảng, của thành phố hoa phượng đỏ anh hùng, trên đường dài hành quân ngày 15/4/1968 đã gặp trận bom định mệnh tại Cầu Nhe.

Bom Mỹ trùm lên đội hình. 53 chiến sỹ đã anh dũng hy sinh. Máu xương hoà quyện vào sông nước dòng Linh Giang trong niềm tiếc thương vô tận...

Cán bộ và nhân dân Vĩnh Lộc vượt qua các trận bom huỷ diệt mấy ngày sau, đào bới kiếm tìm, lặn từng đoạn sông tìm từng phần thi thể các anh... Nước mắt bà con khóc các anh. Hương khói tang tóc bao trùm làng quê nhỏ bé...

Cầu Nhe thắm màu hoa phượng đỏ…

Những cựu chiến binh Trung đoàn 5 Yên Tử trở về Khu tưởng niệm liệt sỹ ở Cầu Nhe để thắp hương cho đồng đội mỗi dịp lễ, tết.

35 năm sau, vào tháng 8/2003, được sự đồng ý của UBND tỉnh, huyện Can Lộc đã huy động 400 dân quân các xã trong vùng tiến hành cuộc quy tập quy mô lớn trên toàn bộ khu vực Cầu Nhe.

Từng mét vuông đất được lật tìm. Và sau gần một tuần lễ, 27 phần hài cốt và di vật liệt sĩ đã được tìm thấy. Một lễ truy điệu thấm đẫm nước mắt các bà mẹ Vĩnh Lộc đã được tổ chức trọng thể. Các anh được đưa về an táng tại Nghĩa trang Liệt sỹ huyện Can Lộc, dưới chân núi Hồng Lĩnh.

Năm 2005, được sự giúp đỡ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Nhà bia tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh tại cầu Nhe đã được dựng lên bên mố phía Nam Cầu Nhe.

Cầu Nhe thắm màu hoa phượng đỏ…

Với sự hỗ trợ của Công ty TNHH Xăng dầu Giang Nam, công trình nâng cấp, cải tạo Khu tưởng niệm liệt sỹ Cầu Nhe (Can Lộc) vừa hoàn thành, đáp ứng lòng mong mỏi của thân nhân các liệt sỹ, của Nhân dân Hà Tĩnh và thành phố Hải Phòng.

Điều đáng trân trọng là kể từ khi biết chiến tích Cầu Nhe và sự hy sinh anh dũng của những người con đất Cảng, các thế hệ lãnh đạo, Nhân dân, các doanh nghiệp của thành phố Hải Phòng đã thường xuyên về đây dâng hương tưởng niệm linh hồn các liệt sĩ quê nhà và công đức để xây dựng, tôn tạo khu di tích ngày càng tôn nghiêm sâu nặng nghĩa tình hai quê.

Sau đợt di dời 27 phần mộ các liệt sỹ trở lại Cầu Nhe an táng trên chính mảnh đất các anh đã ngã xuống năm xưa, thành phố Hải Phòng đã huy động nguồn quỹ đền ơn đáp nghĩa và sự công đức đóng góp của các doanh nghiệp đầu tư gần 8 tỷ đồng để tôn tạo nhà bia, xây dựng đền thờ và các hạng mục như: nhà soạn lễ, cổng, hàng rào và sân vườn cây cảnh... Nghĩa cử cao đẹp ấy càng tô thắm thêm truyền thống cách mạng, nghĩa tình của quê hương Hải Phòng anh hùng.

Cầu Nhe thắm màu hoa phượng đỏ…

Nhà bia tưởng niệm sau khi nâng cấp.

Về thăm vùng đất Cầu Nhe anh hùng hôm nay, lúa đồng đang xanh thì con gái, không còn tìm thấy dấu vết hố bom xưa. Làng xóm trở mình mạnh mẽ lên nông thôn mới, giàu đẹp ấm no. Di tích Cầu Nhe đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Mố Cầu Nhe nghiêng bên sông như một chứng tích thời đạn bom, đang ngày đêm thì thầm nghe dòng nước chảy về xuôi, như âm vang khúc quân hành của những điệp trùng những đoàn quân oai hùng ra trận.

Kỷ niệm 55 năm ngày hy sinh của các chiến sỹ quê hương Hải Phòng (15/4/1968 - 15/4/2023), những ngày này, cờ chiến thắng đỏ rực bên Cầu Nhe, ngỡ như muôn cánh phượng hồng đang nở, thắp lửa thiêng tưởng nhớ linh hồn các liệt sỹ đã chẳng tiếc máu xương, hy sinh tuổi xuân của mình cho Tổ quốc, non sông...

Chủ đề QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.