Chính quyền đồng hành, người dân phấn khởi!

(Baohatinh.vn) - Sự cố môi trường biển đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của hàng ngàn người dân trên vùng biển Thạch Hà (Hà Tĩnh). Tuy nhiên, sự vào cuộc kịp thời của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là việc triển khai các giải pháp ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất đã giúp người dân vượt qua khó khăn.

chinh quyen dong hanh nguoi dan phan khoi

Dự án trồng cà rốt trên cát ở Thạch Văn (Thạch Hà) cho thu nhập trên 190 triệu đồng/ha.

Cái nắng oi ả đầu mùa trên vùng cát trắng bạc màu Thạch Văn làm bỏng rát từng bước chân, nhưng với người dân, đây là thời điểm mong chờ nhất bởi sau 4 tháng dài chờ đợi, vụ cà rốt đầu tiên được trồng thí điểm trên cát đã cho thu hoạch.

Trên vùng đất rộng 3 ha rộn rã tiếng cười nói của người dân, của những cán bộ làm khoa học, những người luôn đồng hành, trăn trở cùng bà con kể từ khi bắt đầu xuống giống. Đây là dự án được Thạch Hà triển khai nhằm hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề sau sự cố môi trường biển.

Anh Lê Văn Xứ (thôn Đông Văn, Thạch Văn) cho biết: “Trước đây, gia đình tôi sống phụ thuộc vào nghề đánh bắt, nhưng sự cố môi trường biển khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn. May thay, tôi đã được tham gia Tổ hợp tác Thuận Hòa, được tạo điều kiện sản xuất nên giờ đây, gia đình đã có thêm nguồn thu nhập mới”.

Được biết, diện tích đất sản xuất cà rốt trên cát này mới được đưa vào sử dụng mùa thứ 2. Mùa trước, người dân trồng bầu sáp nhưng năng suất chưa cao, bình quân chỉ đạt trên 100 triệu đồng/ha. Thế nhưng, mùa cà rốt đầu tiên này đã không phụ lòng mong mỏi của người dân và những cán bộ kỹ thuật thuộc Phòng Nông nghiệp Thạch Hà.

Anh Nguyễn Văn Hòa - Tổ trưởng Tổ hợp tác Thuận Hòa (thôn Bắc Văn) không giấu nổi niềm vui: “Chúng tôi trồng cà rốt trên cát, năng suất đạt 1,6 tấn/sào. Theo giá bao tiêu sản phẩm của Mitraco 6.000 đồng/kg, năm nay, bình quân đạt 192 triệu đồng/ha. Bà con xã viên phấn khởi lắm!”.

Quyết tâm tận dụng diện tích đất hoang hóa bạc màu để góp phần chuyển đổi nghề, tăng thu nhập cho người dân vùng bị ảnh hưởng môi trường biển, huyện Thạch Hà đã xây dựng đề án phát triển rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao trên vùng đất cát hoang hóa ven biển giai đoạn 2016-2020. Đề án đã được HĐND huyện thông qua tại Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND, ngày 28/12/2016.

Theo ông Nguyễn Văn Sáu - Trưởng phòng NN&PTNT huyện: “Tổng diện tích quy hoạch theo đề án là 423,5 ha; diện tích đã sản xuất 171,8 ha; diện tích chưa sản xuất 251,7 ha, trong đó, có 97 ha không thể đưa vào sản xuất vì nhiều lý do. Riêng giai đoạn 2016-2020, chúng tôi dự kiến mở rộng diện tích sản xuất thêm 136 ha để ưu tiên các doanh nghiệp, HTX trực tiếp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt ưu tiên các hộ ngư dân bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển. Cùng với đề án phát triển rau, củ, quả trên cát, huyện đang hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển đề án”.

Ngoài chuyển đổi nghề cho bà con ngư dân bằng việc rà soát, lựa chọn 20 hộ tại thôn Bắc Lạc (xã Thạch Lạc) để liên kết với HTX Chăn nuôi gà Thạch Tiến phát triển chăn nuôi gà đẻ trứng với sự hỗ trợ ban đầu của huyện là kỹ thuật, một phần kinh phí giống, thuốc thú y, khâu nối bao tiêu sản phẩm… Ngư dân còn được giúp đỡ cải hoán tàu thuyền, tiếp tục vươn khơi bám biển. Đến thời điểm hiện tại, đã có 38 ngư dân đăng ký đóng tàu trên 90 CV, trong đó có 1 tàu đã hạ thủy và 2 tàu đang trong quá trình hoàn thiện.

Anh Nguyễn Văn Thuận (thị trấn Thạch Hà) cho biết: “Từ chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện, tôi đã cùng với người nhà mạnh dạn đóng tàu công suất 450 CV với tổng kinh phí trên 2 tỷ đồng. Từ khi hạ thủy vào cuối năm 2016 đến nay, tàu thường xuyên bám biển, có điều kiện cải thiện cuộc sống. Sự sôi động trở lại của thị trường hải sản đã cho chúng tôi niềm vui sau những lần cập bến”.

chinh quyen dong hanh nguoi dan phan khoi

Biển Thạch Hải (Thạch Hà) thu hút đông du khách trong những ngày đầu hè

Cùng với quan tâm phát triển sản xuất, Thạch Hà đã tập trung đầu tư hạ tầng đường giao thông, lát gạch vỉa hè, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, kè bờ biển tại Khu du lịch Thạch Hải với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng để thu hút du khách. Nhờ vậy, Khu du lịch Thạch Hải đã có một diện mạo mới sạch, đẹp, thu hút đông du khách trong những ngày hè này.

Sự đồng hành của chính quyền và nỗ lực của người dân đã mở ra nhiều hướng đi mới khá triển vọng trong thời gian qua. Cùng với sự hồi sinh của biển, người dân Thạch Hà đã nhanh chóng ổn định cuộc sống sau sự cố môi trường.

Chủ đề 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Thời tiết thuận lợi, vựa hành tăm tại xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cho năng suất cao, song giá bán chỉ bằng 1/2 so với năm ngoái, dao động từ 30.000 - 33.000 đồng/kg.
Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Những ngày này, các nhà vườn ở Hà Tĩnh đang dồn hết tâm sức vào việc chăm sóc những gốc đào với hy vọng cây sẽ bung nở vào đúng dịp tết Nguyên đán năm sau.
Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh bắt đầu tập trung lấy nước vào ruộng, tỉa dặm, chú trọng phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ để đảm sự sinh trưởng, phát triển của lúa xuân.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.