Chú trọng liên kết, tiêu thụ sản phẩm để phát triển kinh tế tập thể tại Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Để hoạt động các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) của Hà Tĩnh tiếp tục phát triển, Liên minh HTX tỉnh chú trọng tuyên truyền chuyển đổi số và áp dụng khoa học công nghệ; liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị…

Sáng 25/7, Liên minh HTX Hà Tĩnh tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.

Chú trọng liên kết, tiêu thụ sản phẩm để phát triển kinh tế tập thể tại Hà Tĩnh

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Đến nay, toàn tỉnh có 2.938 THT và 1.030 HTX. Các THT, HTX đang dần khôi phục hoạt động trở lại trên tất cả các lĩnh vực sau 2 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Riêng đối với HTX, doanh thu bình quân đạt 992 triệu đồng/HTX; lợi nhuận bình quân đạt 121 triệu đồng/HTX, thu nhập bình quân của lao động thườnng xuyên 4 triệu đồng/người/tháng. 6 tháng đầu năm có 21 HTX thành lập mới, 62 HTX giải thể.

Hà Tĩnh đang có 32 Quỹ tín dụng Nhân dân hoạt động ở 12/13 huyện, thành phố thị xã. Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm đạt 2.625 tỷ đồng với 11.045 thành viên được vay vốn. Tổng dư nợ của các quỹ đến nay đạt 4.058 tỷ đồng tăng 3,73% so với đầu năm 2022, tạo điều kiện cho các thành viên phát triển kinh tế, đầu tư công nghệ trong sản xuất.

Chú trọng liên kết, tiêu thụ sản phẩm để phát triển kinh tế tập thể tại Hà Tĩnh

Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Nguyễn Ngọc Hùng thông tin một số nội dung, hoạt động quan trọng trong 6 tháng đầu năm.

Nhìn chung các HTX, THT đã xác định được vai trò của mình trong xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, theo từng vùng miền mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn và có giá trị kinh tế cao cho người dân.

Qua 3 năm triển khai chương trình mỗi xã 1 sản phẩm, 62 HTX với 82 sản phẩm, 22 THT với 23 sản phẩm đạt được chứng nhận OCOP. Các HTX cũng đã chủ động liên kết doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào cho HTX với giá cạnh tranh và đảm bảo chất lượng; mục tiêu thực hiện chuỗi sản xuất từ sản xuất giống, nuôi trồng đến chế biến, tiêu thụ.

Chú trọng liên kết, tiêu thụ sản phẩm để phát triển kinh tế tập thể tại Hà Tĩnh

Ông Lê Văn Bình - Giám đốc HTX Nga Hải (Xuân Mỹ - Nghi Xuân): Cần tiếp tục có chính sách để các HTX được vay vốn từ các ngân hàng thương mại, từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX trung ương và địa phương phát triển kinh doanh, sản xuất.

Nhiều HTX cũng đã mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong công tác quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; áp dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý điều hành sản xuất kinh doanh.

6 tháng đầu năm có 6 HTX nông nghiệp đã đuợc hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất từ các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh. Có nhiều HTX đã được tạo điều kiện vay vốn từ các ngân hàng thương mại, từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX trung ương và địa phương để đầu tư, mở rộng và phát triển sản xuất và đã đạt được những kết quả nhất định.

Chú trọng liên kết, tiêu thụ sản phẩm để phát triển kinh tế tập thể tại Hà Tĩnh

Bà Nguyễn Thị Thúy Nga - Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh: Hoạt động của một số HTX vẫn chưa đúng với bản chất của Luật HTX năm 2012; một số HTX hoạt động yếu kém, ngừng hoạt động kéo dài nhưng chưa được củng cố, giải thể theo quy định.

Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ HTX hoạt động khá, tốt trên địa bàn tỉnh còn chiếm tỉ lệ thấp, mới đạt 35%. Trình độ và năng lực quản lý, điều hành HTX của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc các HTX còn yếu, hạn chế trong xây dựng kế hoạch phát triển. Quy mô hoạt động còn nhỏ lẻ, thiếu vốn, thiếu đất, thiếu phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả...

Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Liên minh HTX tỉnh tiếp tục vận động, thu hút các HTX tham gia thành viên Liên minh HTX; tuyên truyền chuyển đổi số và áp dụng khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý điều hành và tiêu thụ sản phẩm trong HTX; xây dựng mô hình HTX và tổng kết mô hình HTX hoạt động hiệu quả; chú trọng đặc biệt đến liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên và người lao động trong HTX, nhất là cán bộ quản lý…

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực trong thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu; biến khó khăn thành động lực để vững vàng “rẽ sóng vươn khơi”, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh.
Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Gác lại niềm vui ngày Tết, thời điểm này, bà con ngư dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) háo hức chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để rẽ sóng vươn khơi, đánh bắt hải sản trong niềm phấn khởi.
Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Để đảm bảo nhịp điệu sản xuất tại nhà máy và những công trình trọng điểm, hàng nghìn lao động ở KKT Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn miệt mài làm việc "xuyên" Tết.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
“Gác” Tết bảo vệ rừng

“Gác” Tết bảo vệ rừng

Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 cận kề nhưng cán bộ bảo vệ rừng (BVR) ở Hà Tĩnh vẫn đang phải ngày đêm bám rừng, bám trạm, sát địa bàn để bảo vệ màu xanh của các cánh rừng.
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.