Chuyện những “bóng hồng” theo nghề điện ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Tuy đặc thù công việc nặng nhọc, nguy hiểm thường dành cho nam giới song ở Công ty Điện lực Hà Tĩnh vẫn có những “bóng hồng” thầm lặng, góp phần mang lại sự hài lòng cho quý khách hàng.

Chuyện những “bóng hồng” theo nghề điện ở Hà Tĩnh

Kỳ nghỉ lễ song chị Hoàng Thị Ngọc Anh (Điện lực Thạch Hà) vẫn cùng đồng nghiệp đo dòng giờ cao điểm.

18h ngày 2/1, trong cái lạnh se sắt của mùa đông, chị Hoàng Thị Ngọc Anh (Đội Kinh doanh tổng hợp số 3, Điện lực Thạch Hà) vẫn cùng đồng nghiệp tham gia đo dòng tại trạm biến áp Thạch Hà 3 (tổ dân phố 5, thị trấn Thạch Hà).

Theo chị Anh, mặc dù là kỳ nghỉ lễ Tết Dương lịch 2021, song 100% cán bộ, công nhân viên ngành điện vẫn tham gia trực và xử lý công việc. Đặc biệt, những giờ cao điểm, khi phụ tải tăng đột biến thì dù mấy giờ mình cũng phải cập nhật số liệu vận hành để đơn vị có phương án nâng cao chất lượng điện năng, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Chuyện những “bóng hồng” theo nghề điện ở Hà Tĩnh

Ở Đội Kinh doanh tổng hợp số 3, Điện lực Thạch Hà, chị Ngọc Anh chủ yếu làm việc trực tiếp trên lưới.

Vào nghề năm 2001, trải qua nhiều đơn vị công tác từ Điện lực Kỳ Anh rồi Thạch Hà, chị Hoàng Thị Ngọc Anh được giao nhiều nhiệm vụ. Dù ở vị trí nào, chị đều nhận được sự tin tưởng của lãnh đạo cũng như đồng nghiệp bởi năng lực, thái độ làm việc nhiệt tình, trách nhiệm và nghệ thuật “dân vận khéo”. Hiện nay, ở Đội Kinh doanh tổng hợp số 3, Điện lực Thạch Hà, chị Ngọc Anh chủ yếu làm việc trực tiếp trên lưới. Chị cùng đồng nghiệp tham gia xử lý sự cố lưới điện; treo, tháo công tơ; ghi nhập, kiểm soát, phúc tra chỉ số điện năng; theo dõi nợ tiền điện...

“Lưới điện của Thạch Hà khá lớn, có lúc chúng tôi phải đi gần tiếng đồ hồ mới tới nơi làm việc. Cùng anh em trực tiếp xử lý sự cố trên lưới, tôi quan niệm “hết việc chứ không hết giờ”. Một khi lịch công tác đã được phê duyệt, lưới đã cắt điện thì bắt buộc chúng tôi phải hoàn thành công việc mới được nghỉ, vì vậy làm xuyên trưa, làm trong đêm là chuyện bình thường. Công việc đặc thù, đi sớm về muộn, điều khiến tôi áy náy là không thể tự tay lo cho chồng con những bữa cơm trọn vẹn” - chị Ngọc Anh trải lòng.

Chuyện những “bóng hồng” theo nghề điện ở Hà Tĩnh

Nữ cán bộ, công nhân ngành điện tham gia điều hành, xử lý sự cố lưới.

Ông Nguyễn Thanh Hoa – Giám đốc Điện lực Thạch Hà tự hào: “Ngành điện với nam giới đã là công việc vất vả, với phụ nữ lại càng áp lực. Họ luôn phải hy sinh công việc gia đình để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chị Ngọc Anh cùng 14 chị em nữ công đã có đóng góp quan trọng đối với nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh, góp phần đưa Điện lực Thạch Hà đứng top đầu của ngành điện Hà Tĩnh.

Hằng tháng, các chị thực hiện ghi chỉ số công tơ, quản lý thu nộp tiền điện với khối lượng khách hàng lớn (gần 47.000). Chị em là lực lượng chủ lực trong rà soát, số hóa hợp đồng mua bán điện; cập nhật đăng ký dịch vụ tin nhắn qua zalo cho khách hàng; cập nhật số điện thoại, địa chỉ email để thực hiện tốt hơn việc chăm sóc khách hàng”.

Chuyện những “bóng hồng” theo nghề điện ở Hà Tĩnh

19 năm vào nghề là ngần ấy thời gian chị Nguyễn Thị Huyền Ngọc (Điện lực Hương Sơn) gắn bó với lưới điện.

19 năm vào nghề là ngần ấy thời gian chị Nguyễn Thị Huyền Ngọc (Điện lực Hương Sơn) gắn bó với lưới điện. Hiện nay là công nhân Đội Quản lý vận hành số 3, chị trực tiếp cùng anh em tham gia xử lý sự cố. Ngoài ra, mỗi tháng chị còn có 1 tuần đi ghi chỉ số công tơ, thu tiền điện, công việc rất bận rộn.

Chuyện những “bóng hồng” theo nghề điện ở Hà Tĩnh

Công việc của chị Ngọc Anh, chị Huyền Ngọc… cũng là nhiệm vụ chung của nhiều chị em ngành điện Hà Tĩnh hôm nay.

“Địa bàn tôi phụ trách là các xã biên giới, khu vực Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, đường sá quanh co, nguy hiểm. Nhiều địa điểm phải đi hơn 1 tiếng đồng hồ mới tới nơi. Do vậy, mùa nắng phải đi từ 4 giờ sáng để tránh nắng; còn mùa mưa, trời sương giăng thì phải đội đèn để đi.

Đường sá đi lại khó khăn nên tai nạn xe máy là chuyện bình thường. Các đợt mưa bão vừa qua, sự cố lưới điện nhiều, ban đêm mình cũng phải cùng anh em đi hiện trường xử lý. Mẹ đi sớm về tối, việc chăm sóc con cái đều phải nhờ chồng và bà nội. Rất may chồng con, gia đình thấu hiểu, chia sẻ để mình toàn tâm toàn ý cho công việc” – chị Ngọc tâm sự.

Chuyện những “bóng hồng” theo nghề điện ở Hà Tĩnh

Các chị luôn nỗ lực vượt khó, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ông Nguyễn Tiến Long – Chủ tịch Công đoàn Công ty Điện lực Hà Tĩnh phấn khởi: “Hiện nay, tổng số nữ của công ty là 178/751 cán bộ, công nhân viên. Công việc ngành điện đặc thù, vất vả, chị em đã nỗ lực vượt khó, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Họ đã góp phần không nhỏ vào công tác nâng cao chất lượng điện năng, xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

Từ đó, không ngừng nâng cao sự hài lòng của quý khách hàng. Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, các chị còn tích cực tham gia có hiệu quả công tác an sinh xã hội, đỡ đầu xây dựng nông thôn mới ở địa phương, góp phần lan tỏa văn hóa EVN trong cộng đồng...”.

Chủ đề Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp, xây dựng

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.