Cô gái khiếm thị Hà Tĩnh vượt khó, trở thành giáo viên tiếng Anh

(Baohatinh.vn) - Sinh ra ở vùng quê nghèo, lại bị khiếm thị từ nhỏ, nhưng với sự giúp đỡ của cộng đồng và nỗ lực của bản thân, cô gái trẻ Phạm Thị Nhân (ở thôn Nội Trung, xã An Dũng, Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã không ngừng vươn lên, thực hiện thành công ước mơ của mình.

Video: Cô giáo Phạm Thị Nhân chia sẻ về bản thân bằng tiếng Anh.

Sinh năm 1995 và bị khiếm thị hoàn toàn, năm 2001, Phạm Thị Nhân được tham gia lớp học chữ Braille do Hội Người mù Hà Tĩnh tổ chức.

Một năm sau (2002), thông qua giới thiệu của Hội Người mù tỉnh, Nhân được vào tham gia sinh hoạt và học tập tại Mái ấm nhà mở ở quận Bình Tân (TP Hồ Chí Minh). Tại đây, nhờ có nền tảng thông thạo chữ Braille, Nhân từng bước hòa nhập với các bạn cùng trang lứa tại trường tiểu học rồi THCS và THPT.

Cô gái khiếm thị Hà Tĩnh vượt khó, trở thành giáo viên tiếng Anh

Cô gái khiếm thị Phạm Thị Nhân

Năm 2015, sau khi tốt nghiệp THPT, Nhân thi đỗ vào Trường Đại học KHXH&NV thuộc Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh và Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật (VHNT).

Dù lựa chọn ngành sư phạm âm nhạc tại Trường Cao đẳng VHNT để theo học nhưng năm 2019, sau khi tốt nghiệp, Nhân quay lại Trường Đại học KHXH&NV để hoàn thành chương trình văn bằng 2 Tiếng Anh, đồng thời lấy chứng chỉ IELTS đạt số điểm 6.5.

Cô gái khiếm thị Hà Tĩnh vượt khó, trở thành giáo viên tiếng Anh

Từ tháng 4/2021, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát ở miền Nam, các cơ sở giáo dục tạm thời đóng cửa, Phạm Thị Nhân trở về đoàn tụ cùng gia đình. Trong ảnh: Chị Nhân (bên phải) và em gái.

Từ đầu năm 2020, cô được mời làm giáo viên đứng lớp giảng dạy tại Trung tâm Anh ngữ Kim Nhung (quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh). Với một giáo viên bị khiếm thị, khi đảm nhận công việc dạy tiếng Anh cho học sinh bình thường, Nhân gặp nhiều khó khăn trong quá trình soạn và chuyển giáo án sang chữ Braille, thực hiện giáo án PowerPoint. Để đảm bảo việc dạy diễn ra thuận lợi, trung tâm cử một nhân viên trợ giảng giúp Nhân. Nhờ vậy, công việc dạy học của Nhân thuận lợi hơn, cô được đánh giá phát âm chuẩn, dễ nghe.

Cô giáo Anh ngữ Phạm Thị Nhân chia sẻ: “Từ bé, ước mơ lớn nhất của em là được đi học để khi lớn lên có thể tự làm việc nuôi sống bản thân, cống hiến cho xã hội. Đó là lý do để dù đôi lúc nản chí nhưng em vẫn cố gắng vượt qua.

Nhiều người tỏ ra khá ngạc nhiên khi em trở thành cô giáo Anh ngữ. Quả thực, việc học tiếng Anh đối với một người khiếm thị là rất khó khăn. Tuy nhiên, tiếng Anh là niềm đam mê và em dành nhiều thời gian để luyện nghe, phát âm, nhất là qua âm nhạc, các chương trình phát thanh.

Hơn nữa, thời gian sinh hoạt dưới “Mái ấm nhà mở”, em được giao tiếp nhiều với người nước ngoài nên đã học được nhiều về phát âm. Trong quá trình đi học, em nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè nên việc học cũng trở nên thuận lợi hơn. Đặc biệt, các bạn thường xuyên hỗ trợ em thực hành để luyện tập, hoàn thiện vốn từ vựng và ngữ pháp".

Cô gái khiếm thị Hà Tĩnh vượt khó, trở thành giáo viên tiếng Anh

Nhân tranh thủ thời gian nghỉ dịch để có những phút giây sum vầy bên người thân. (Trong ảnh: Nhân và con chị gái).

Rời vòng tay bố mẹ đi học xa nhà lúc mới 7 tuổi, Phạm Thị Nhân lúc đó không tránh khỏi sự quyến luyến gia đình. Nhất là mỗi dịp sau 3 tháng hè được về quê đoàn tụ cùng người thân, sống trong vòng tay bố mẹ, chị em, đã có lúc, cô chùn bước muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên, nghị lực và khát vọng vươn lên đã tiếp thêm động lực để Nhân vượt lên.

Nếu như những năm học trung học, Nhân được sự bảo trợ hoàn toàn từ Mái ấm nhà mở thì quãng thời gian học cao đẳng và đại học, cô phải tự lo một phần kinh phí. Thời gian này, Nhân đã đi làm thêm nhiều việc như gia sư, nhân viên mát xa ở trung tâm của hội người mù để trang trải cuộc sống.

Cuối tháng 4/2021, khi các tỉnh miền Nam bùng phát dịch COVID-19, Nhân trở về quê nhà ở xã An Dũng (Đức Thọ).

Bà Đào Thị Hồng (52 tuổi, mẹ Nhân) chia sẻ: “Ngày đó, mỗi lần con về rồi đi, tôi thương lắm nhưng chính con lại động viên để chúng tôi yên lòng. Tôi luôn dõi theo từng bước đi của con và khá yên tâm cháu rất tự lập. Đến giờ, điều mà Nhân làm được khiến gia đình tôi không chỉ tự hào mà còn nể phục”.

Dù sống xa quê và tự mưu sinh để trang trải cuộc sống nhưng Nhân vẫn luôn hướng về quê nhà. Đặc biệt, cô dành sự quan tâm đến những hội viên người mù có hoàn cảnh khó khăn trong huyện. Nhân đã kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ hàng chục hội viên mù gặp hoàn cảnh éo le trên địa bàn huyện Đức Thọ với số tiền hơn 10 triệu đồng.

Cô gái khiếm thị Hà Tĩnh vượt khó, trở thành giáo viên tiếng Anh

Những ngày trở về quê tránh dịch, Nhân hạnh phúc trong vòng tay của mẹ và chị em trong gia đình.

Cuối tháng 9/2021 vừa qua, Nhân cũng đã tham dự và đạt giải nhất cuộc thi “Đọc, viết nhanh chữ Braille” do Hội Người mù Hà Tĩnh tổ chức.

Chia sẻ về tương lai, Phạm Thị Nhân bày tỏ: “Để có được ngày hôm nay, bên cạnh sự ủng hộ của gia đình, em rất biết ơn sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, tổ chức xã hội đã luôn quan tâm, chia sẻ. Vì thế, em sẽ luôn cố gắng và mong muốn sau này khi có điều kiện sẽ trở về quê hương để làm điều gì đó giúp đỡ cho những trẻ em khiếm thị vươn lên”.

Với sự tiếp sức của các tổ chức xã hội và đặc biệt là nghị lực mạnh mẽ, em Phạm Thị Nhân là tấm gương sáng trong cộng đồng người khuyết tật nói chung và người khiếm thị Đức Thọ nói riêng

Ông Nguyễn Cảnh Dương - Chủ tịch Hội Người mù huyện Đức Thọ

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống