Cơ hội cho doanh nghiệp lữ hành Hà Tĩnh kết nối, phát triển du lịch

(Baohatinh.vn) - Chương trình “Lữ hành 3 miền – Kết nối – Hội tụ & Phát triển” là cơ hội để các doanh nghiệp lữ hành tại Hà Tĩnh và trên toàn quốc gặp gỡ, giao lưu, tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Chiều 11/12, Chi hội Lữ hành Hà Tĩnh tổ chức chương trình tọa đàm “Lữ hành 3 miền – Kết nối – Hội tụ & Phát triển”

Tham dự chương trình có hơn 400 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ du lịch trên toàn quốc.

bqbht_br_c0.jpg
Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Phát biểu đặt vấn đề, ông Hoàng Minh Mạnh - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Tĩnh, Chi hội trưởng Chi hội Lữ hành thông tin đến các đại biểu về một số đặc trưng của du lịch Hà Tĩnh.

Toàn tỉnh hiện có 294 khách sạn, nhà nghỉ với hơn 7.000 phòng, trong đó: 2 cơ sở đạt tiêu chuẩn 5 sao, 3 cơ sở đạt tiêu chuẩn 4 sao, 8 cơ sở đạt tiêu chuẩn 3 sao; có 1.553 nhà hàng ăn uống; 40 khu, điểm du lịch (19 khu, điểm du lịch cấp tỉnh).

bqbht_br_c3.jpg
Ông Hoàng Minh Mạnh - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Tĩnh, Chi hội trưởng Chi hội Lữ hành phát biểu đặt vấn đề tại buổi tọa đàm.

Các dịch vụ vui chơi giải trí và phục vụ du lịch trên địa bàn được đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ phụ trợ như: tổ hợp giải trí sân golf, khách sạn đẳng cấp ven biển đầu tiên tại Hà Tĩnh của Tập đoàn Mường Thanh; trường đua chó, đua ngựa Xuân Thành; công viên nước Vinpearl Cửa Sót…

Hệ thống đền, chùa với những huyền tích và phong cảnh đẹp tại Hà Tĩnh cũng là điểm đến được nhiều du khách thập phương lựa chọn. Mùa xuân hằng năm, những di tích như: đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (TX Kỳ Anh), đền Chợ Củi (huyện Nghi Xuân), chùa Hương Tích (huyện Can Lộc), đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi, chùa Chân Tiên (huyện Lộc Hà)... thu hút hàng chục vạn lượt khách du lịch.

Hiện Hà Tĩnh có 2 danh nhân được UNESCO vinh danh (Đại thi hào Nguyễn Du và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác); 5 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh, gồm: 2 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (dân ca ví, giặm và ca trù), 3 di sản tư liệu ký ức thế giới châu Á Thái Bình Dương (Hoàng Hoa sứ trình đồ, Mộc bản Trường học Phúc Giang, Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu)...

Chương trình “Lữ hành 3 miền – Kết nối – Hội tụ & Phát triển” là cơ hội lớn để các doanh nghiệp lữ hành, các đối tác trong ngành du lịch gặp gỡ, giao lưu và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Trong bối cảnh ngành du lịch đang phát triển mạnh mẽ, việc hợp tác giữa các doanh nghiệp là chìa khóa để tạo ra những sản phẩm du lịch chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và mở rộng thị trường.

bqbht_br_c4.jpg
Đại diện tổ hợp khách sạn, công viên nước Vinpearl Melia Hà Tĩnh giới thiệu dịch vụ, sản phẩm và chính sách giá của đơn vị.

Tại chương trình, đại diện các doanh nghiệp Hà Tĩnh, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ngoại tỉnh, các đơn vị lữ hành quốc tế giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ và chính sách giá cho các công ty lữ hành.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung thảo luận về các vấn đề như: phát triển thị trường tour, tuyến; quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP địa phương; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; tăng cường sự kết nối giữa các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh...

bqbht_br_c8.jpg
Bà Võ Thị Thu Hiền – Trưởng phòng Quản lý du lịch, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh phát biểu tại buổi toạ đàm.

Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, bà Võ Thị Thu Hiền – Trưởng phòng Quản lý du lịch, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh đánh giá cao những ý kiến, sáng kiến được các đại biểu trao đổi tại tọa đàm, góp phần phát triển ngành du lịch Hà Tĩnh nói riêng và trên cả nước nói chung. Đại diện Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh khẳng định, đơn vị quản lý nhà nước luôn sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp, địa phương, hỗ trợ kết nối để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, đóng góp vào sự nghiệp phát triển du lịch chung của cả nước.

Chương trình tọa đàm không chỉ là một sự kiện kết nối, mà còn là nơi các doanh nghiệp có thể tìm kiếm những đối tác chiến lược, khám phá những xu hướng mới trong ngành du lịch, đồng thời phát triển các sản phẩm liên kết vùng, tạo bước đệm giúp doanh nghiệp cũng như ngành du lịch phát triển bền vững trong thời gian tới.

bqbht_br_c5.jpg
Các đại biểu tham quan khu vực trưng bày các sản phẩm OCOP tiêu biểu của Hà Tĩnh bên lề toạ đàm.

Chủ đề Du lịch Hà Tĩnh

Chủ đề Điểm du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Với niềm đam mê mãnh liệt làn điệu ví, giặm, người Hà Tĩnh muôn phương đã không ngừng lan tỏa loại hình nghệ thuật đặc sắc này tới bạn bè trên mọi miền Tổ quốc và bè bạn quốc tế.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…