Cơ quan chuyên môn ngành NN&PTNT Hà Tĩnh chỉ cách phòng trừ dịch hại trên lúa hè thu

(Baohatinh.vn) - Ông Nguyễn Tống Phong - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Tĩnh cho biết, dự kiến lúa hè thu trổ tập trung từ ngày 5 - 10/8, cơ bản kết thúc trước 15/8.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay, lúa hè thu giai đoạn làm đòng, một số vùng gieo cấy sớm tại Bùi La Nhân, Lâm Trung Thủy, Tân Dân (Đức Thọ), Xuân Hồng, Xuân Lam (Nghi Xuân), vùng bãi ngang huyện Thạch Hà lúa bước vào thời kỳ trổ bông. Dự kiến lúa trổ tập trung từ ngày 5 - 10/8, cơ bản kết thúc trước 15/8.

Cơ quan chuyên môn ngành NN&PTNT Hà Tĩnh chỉ cách phòng trừ dịch hại trên lúa hè thu

Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh đề nghị chủ động triển khai phòng trừ các đối tượng dịch hại, trước mắt tập trung sâu cuốn lá nhỏ và rầy nâu, rầy lưng trắng.

Theo báo cáo của trung tâm ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi các huyện, thành phố, thị xã và kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đến ngày 29/7/2021, sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 phát sinh gây hại mật độ trung bình 5-7 con/m2, nơi cao 10-15 con/m2, sâu chủ yếu tuổi 5, nhộng, diện tích nhiễm 34ha (Can Lộc 27ha, Thạch Hà 5 ha, Lộc Hà 2ha); rầy nâu, rầy lưng trắng mật độ phổ biến 100 - 300 con/m2, cục bộ dạng ổ ở Đức Thọ mật độ 700 - 1.000 con/m2, chủ yếu rầy tuổi 4, tuổi 5 diện tích nhiễm 0,5ha.

Dự báo sâu cuốn lá nhỏ lứa 3 ra rộ từ ngày 10/8/2021 trở đi, gây hại giai đoạn lúa đòng già - trổ bông; rầy nâu, rầy lưng trắng lứa tiếp theo sẽ xuất hiện gây hại từ thời điểm 15/8/2021 trở đi trùng với giai đoạn lúa trổ bông - chín.

Để chủ động phòng trừ các đối tượng dịch hại, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đề nghị tập trung điều tiết, duy trì đủ nước tạo điều kiện thuận lợi cho lúa làm đòng, trổ bông, nhất là đối với số diện tích cuối kênh, cao cưỡng có thể xảy ra hạn hán cục bộ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển. Đồng thời chủ động triển khai phòng trừ các đối tượng dịch hại, trước mắt tập trung các đối tượng:

- Đối với sâu cuốn lá nhỏ:

Thường xuyên thăm đồng, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, căn cứ điều kiện cụ thể từng địa phương, xác định chính xác thời điểm sâu non tuổi 1, tuổi 2 ra rộ để tiến hành phòng trừ, chú trọng trên các trà gieo cấy muộn, gần làng, ruộng xanh tốt bằng một trong các loại thuốc hóa học sau:

Clever 150SC, Opulent 150SC: Pha 9 ml thuốc vào 20lít nước, phun cho 1 sào 500m2;

Virtako 40WG: Pha 3g thuốc vào 20 lít nước, phun cho 1 sào 500m2;

Voliam Targo 063SC: Pha 15ml thuốc vào 20 lít nước, phun cho 1 sào 500m2;

Tasieu 1.9EC: Pha 10-15ml thuốc vào 20 lít nước, phun cho 1 sào 500m2,...

Lưu ý: Giai đoạn này bộ lá đã ổn định, tuyệt đối không được tiến hành phá tổ làm tổn thương bộ lá đòng ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời tạo điều kiện cho bệnh bạc lá vi khuẩn xâm nhiễm và gây hại.

- Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng:

Trước mắt tập trung xử lý triệt để các ổ rầy để hạn chế nguồn phát tán, lây lan trên đồng ruộng.

Thường xuyên giám sát đồng ruộng thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, chú trọng vùng thấp trũng, vùng hàng năm rầy thường phát sinh gây hại. Khi phát hiện tổ chức khoanh vùng, hướng dẫn bà con nông dân phun trừ kịp thời khi rầy tuổi 1, tuổi 2 bằng một trong các loại thuốc hóa học sau:

Chess 50WG: Pha 30 gam thuốc vào 20lít nước, phun cho 1 sào 500m2;

Sutin 5EC: Pha 30ml thuốc vào 20lít nước, phun cho 1 sào 500m2;

Dantotsu 50WG: Pha 7,5gam thuốc vào 20lít nước, phun cho 1 sào 500m2;

Ba Đăng 300WP: Pha 30 gam thuốc vào 20lít nước, phun cho 1 sào 500m2,...

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc phải tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” và thực hiện việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy định.

Bên cạnh đó cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh khô vằn, sâu đục thân, bệnh bạc lá cuối vụ để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.