(Baohatinh.vn) - Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đạt 54,3 điểm trong tháng 2, tăng so với 53,7 của tháng 1/2022.
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 54,3 điểm vào tháng 2/2022. (Ảnh minh họa)
Theo IHS Markit - công ty thu thập kết quả khảo sát chỉ số PMI, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn trên đà phục hồi trong tháng 2.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng và điều kiện kinh doanh ổn định đã góp phần làm sản lượng sản xuất trong nước tiếp tục tăng tháng thứ năm liên tiếp.
Kỳ vọng số lượng đơn đặt hàng mới tăng khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát đã hỗ trợ cho mức độ lạc quan của giới kinh doanh về triển vọng sản lượng trong năm tới, với hơn một nửa số người trả lời khảo sát dự kiến sản lượng tăng trong năm tới.
Tuy nhiên, những khó khăn về nguồn cung tiếp tục cản trở tăng trưởng sản lượng. Mặc dù trong tháng 2, các nhà sản xuất đã tăng việc làm tháng thứ ba liên tiếp, tốc độ tăng việc làm vẫn là khiêm tốn khi các báo cáo vẫn cho biết công nhân còn chưa từ quê nhà trở lại làm việc do đại dịch.
Thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục kéo dài đáng kể. Ở những nơi thời gian giao hàng bị kéo dài, những người trả lời khảo sát cho rằng nguyên nhân là do khan hiếm nguyên vật liệu và thiếu nhân viên, cộng với những khó khăn của khâu vận chuyển quốc tế. Những hạn chế này, cùng với mức tăng đáng kể của số lượng đơn đặt hàng mới, đã khiến lượng công việc tồn đọng tăng trong tháng 2.
Các nhà sản xuất cho biết giá cả đầu vào tiếp tục tăng mạnh trong tháng 2, phản ánh chi phí nguyên vật liệu tăng khi các nhà cung cấp tăng giá. Nguyên nhân giá dầu tăng cũng được nhắc đến. Việc chuyển gánh nặng chi phí tăng sang cho khách hàng đã khiến giá bán hàng tiếp tục tăng, và đây là lần tăng thứ 18 trong 18 tháng.
Hoạt động mua hàng hóa đầu vào đã tăng mạnh trong tháng 2 khi các công ty cố gắng nhập hàng để hỗ trợ tăng sản lượng. Do đó, tồn kho hàng mua đã tăng nhanh nhất trong 10 tháng.
Bình luận về kết quả khảo sát mới đây, ông Andrew Harker - Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, nói: “Lĩnh vực sản xuất Việt Nam tiếp tục thể hiện khả năng chống chịu tốt với đại dịch COVID-19 trong tháng 2, khi cả nhu cầu và sản lượng đều có động lực tăng. Tuy nhiên, mọi chuyện không phải đều tốt đẹp khi hạn chế về nguồn cung đã kìm hãm tăng sản lượng. Các công ty vẫn gặp khó khăn trong việc thuyết phục số lượng công nhân đủ lớn trở lại nhà máy để giải quyết lượng công việc tồn đọng, trong khi nguyên vật liệu vẫn khan hiếm. Do đó, các nhà sản xuất hy vọng những hạn chế này sẽ nhẹ bớt trong những tháng tới và từ đó sản lượng sẽ được giải phóng khỏi sự kìm hãm”.
Việc Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch điện VIII mở ra cơ hội phát triển về quy mô nguồn, lưới điện, tăng năng lực sản xuất điện và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh.
Trước thời hạn thông tuyến không còn nhiều, các nhà thầu đảm nhận thi công cao tốc Vũng Áng - Bùng đoạn qua Hà Tĩnh đã bố trí nhân lực thi công xuyên dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4, 1/5, lưu lượng di chuyển trên cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng ở Hà Tĩnh gia tăng nhanh nhưng tình hình giao thông vẫn thông suốt, người dân đi lại thuận lợi.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã triển khai các phương án tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng cao, đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tình hình giao thông ngày đầu khi cao tốc từ Bãi Vọt tới Vũng Áng ở Hà Tĩnh được đưa vào khai thác khá thông thoáng, tài xế phấn khởi, vui vẻ khi đi lại thuận lợi, rút ngắn thời gian, quãng đường di chuyển
Bến số 3 Cảng quốc tế Lào – Việt đi vào khai thác góp phần phát triển hạ tầng cảng biển Hà Tĩnh, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi logistics, thúc đẩy lưu thông hàng hóa thuận lợi.
Gần 30 năm trên hành trình xây dựng và phát triển, Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn đồng hành cùng cả nước đánh thức, khơi dậy tiềm năng kinh tế biển Việt Nam. Đây là minh chứng rõ nét cho tình hữu nghị, là động lực phát triển của 2 nước Việt - Lào.
Lễ khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt diễn ra tại Khu kinh tế Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Công trình góp phần hiện thực hóa cam kết hợp tác đầu tư giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào.
Tàu có trọng tải 40.000 tấn vào cảng số 3 Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhận hàng Kali của doanh nghiệp Lào xuất khẩu đi Nhật Bản. Các thành viên thủy thủ đoàn hài lòng vì cầu cảng đáp ứng các thông số kỹ thuật đề ra.
Với nhiều lợi thế về cảng biển nước sâu, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối và việc đầu tư đồng bộ thiết bị xếp dỡ hàng hóa, các bến cảng của Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn sôi động, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
Tuyến chính cao tốc qua Hà Tĩnh sắp được đưa vào khai thác, vậy nên, việc tài xế nắm rõ các loại biển báo giao thông là rất cần thiết để đảm bảo an toàn khi lưu thông.
Hội thao An toàn vệ sinh lao động diễn ra tại Hà Tĩnh đã trở thành ngày hội rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ của toàn thể cán bộ, người lao động Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.
Ngày 23/4/2025, Công ty cổ phần Phong điện HBRE Hà Tĩnh và Công ty cổ phần Xây dựng Công trình IPC (IPC E&C) chính thức ký hợp đồng EPC xây dựng Trang trại Phong điện HBRE Hà Tĩnh 120 MW.
Các nhà thầu đang tập trung hoàn thành những phần việc cuối cùng của gần 90km tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh trước thời gian cho phép phương tiện lưu thông vào ngày 28/4 tới.
Nhằm cấp điện ổn định, góp phần nâng cao chất lượng ngành du lịch, Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã xử lý các khiếm khuyết, nâng cấp hạ tầng lưới điện đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng cao.
Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh đã xuất sắc giành giải nhất Hội thao An toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ lần thứ XV do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam tổ chức.
Lấy “phòng là chính”, Điện lực Hương Sơn (Công ty Điện lực Hà Tĩnh) đã triển khai hàng loạt các giải pháp ngăn ngừa các sự cố về điện nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra trong mùa nắng nóng.
6 nút giao cùng một số cây cầu lớn trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đang được gấp rút hoàn thành hệ thống điện chiếu sáng để đảm bảo cho phương tiện lưu thông từ ngày 28/4.
Năm 2025, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp an toàn – sức khỏe – môi trường, góp phần tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty cổ phần May BGG Hương Sơn (Hà Tĩnh) phấn đấu nâng công suất từ 500 – 700.000 sản phẩm/tháng, vì vậy, nhu cầu tuyển dụng công nhân là rất lớn.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia áp dụng hàng rào thuế quan, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã đa dạng đối tác xuất khẩu, đẩy mạnh thị trường nội địa để vượt khó.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhà thầu tập trung triển khai thi công dự án nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) để "bù" lại tiến độ bị ảnh hưởng do mưa gió trước đó.
BQL Dự án 6 đề xuất mở rộng 18 đoạn cao tốc Bắc-Nam lên 6 làn xe, trong đó có đoạn qua Hà Tĩnh, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo ATGT.
Để đảm bảo phát điện an toàn, ổn định trong giai đoạn cao điểm nắng nóng, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh) dự kiến tiêu thụ hơn 900 nghìn tấn than trong quý II/2025.
Trên địa bàn TP Hà Tĩnh hiện có nhiều dự án xây dựng hạ tầng được triển khai nhưng một số công trình chậm tiến độ. Hãy đi tìm câu hỏi vì sao xảy ra tình trạng này, gây ảnh hưởng đến mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
Công tác chuẩn bị cho lễ khai trương bến số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt (Hà Tĩnh) đang được các đơn vị liên quan tích cực hoàn tất, đảm bảo buổi lễ diễn ra thành công.
2 tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh vừa được thông xe sáng 19/4 không chỉ đáp ứng niềm mong mỏi của Nhân dân, mở ra cơ hội phát triển cho các địa phương mà còn là sự kiện tạo khí thế thi đua sôi nổi hướng tới đại lễ 30/4 của dân tộc.