(Baohatinh.vn) - Với 480 công trình điện mặt trời áp mái nhà của khách hàng, năm 2023, Công ty Điện lực Hà Tĩnh dự kiến sẽ thu mua 130,5 triệu kWh. Đây cũng là giải pháp nhằm chủ động nguồn điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất - kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong mùa nắng nóng sắp tới.
Hiện có 480 khách hàng của Công ty Điện lực Hà Tĩnh lắp đặt điện mặt trời áp mái nhà với tổng công suất 140 MWp.
Sử dụng điện mặt trời áp mái nhà được xem là một giải pháp hữu hiệu giúp khách hàng giảm chi phí tiền điện hằng tháng của gia đình. Không những vậy, các gia đình lắp điện mặt trời áp mái nhà còn có thể bán điện cho Nhà nước, qua đó góp phần giảm tải áp lực cho điện lưới quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng, nhất là trong những giờ cao điểm, mùa nắng nóng.
Được biết, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có số lượng công trình điện mặt trời áp mái nhà lớn trong Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc (gồm 27 tỉnh, thành).
Hiện có 480 khách hàng của Công ty Điện lực Hà Tĩnh lắp đặt điện mặt trời áp mái nhà với tổng công suất là 140 MWp. Do vậy, ngành điện đã tận dụng lợi thế, huy động tối đa nguồn điện tự nhiên này. Theo đó, sản lượng phát lên lưới trong năm 2022 đạt 136,9 triệu kWh, tương đương 265 tỷ đồng.
Để chủ động nguồn điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất - kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, nhất là trong mùa nắng nóng sắp tới, Công ty Điện lực Hà Tĩnh tiếp tục phối hợp với chủ đầu tư các công trình điện mặt trời áp mái nhà trên địa bàn; tư vấn, hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật để bảo dưỡng hệ thống pin năng lượng mặt trời nhằm tăng công suất, nhất là trong các giờ cao điểm ban ngày.
Sử dụng điện mặt trời áp mái nhà sẽ góp phần giảm áp lực cho điện lưới quốc gia.
Được biết, trong năm 2023, Công ty Điện lực Hà Tĩnh dự kiến sẽ mua 130,5 triệu kWh từ các công trình điện mặt trời áp mái nhà, tương đương 258 tỷ đồng.
Tính riêng 2 tháng đầu năm 2023, công ty đã thu mua 11,3 triệu kWh điện từ các công trình điện mặt trời áp mái nhà trên địa bàn, trị giá 22,4 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Báu Hà đề nghị các địa phương, đơn vị liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ di dời hệ thống điện truyền tải 500kV, 220kV phục vụ thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam.
Gác lại kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, 700 chuyên gia, kỹ sư tập trung cao cho công tác trung tu tổ máy số 2, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh) đảm bảo tiến độ, chất lượng.
Dù đang trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 nhưng trên công trường cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh, đội ngũ công nhân vẫn tấp nập thi công để sớm đưa dự án "về đích".
“Cán mốc” 12.580 tỷ đồng, thu ngân sách trở thành điểm sáng trong bức tranh KT-XH Hà Tĩnh 8 tháng năm 2024, tạo nguồn lực cho địa phương chi đầu tư phát triển.
Dịp nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9, có gần 7.000 công nhân ở Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) vẫn ngày đêm bám trụ để đảm bảo tiến độ sản xuất, kinh doanh cho những tháng cuối năm.
8 tháng năm 2024, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh) sản xuất khoảng 4.019 triệu kWh điện, đạt doanh thu khoảng 7.490 tỷ đồng.
Hà Tĩnh đã huy động cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng ủng hộ của Nhân dân để cùng đưa dự án trọng điểm quốc gia đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối về đích “đúng hẹn”.
Việc hoàn thành đường dây mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối là điều chưa từng có tiền lệ với các công trình xây dựng đường dây 500kV, khi được hoàn thành chỉ sau hơn 7 tháng thi công.
Lễ khánh thành Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch - Phố Nối tại điểm cầu Hà Tĩnh có sự tham gia của Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải...
Sáng nay (29/8), lễ khánh thành các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch – Phố Nối sẽ diễn ra tại tỉnh Hưng Yên và được kết nối trực tuyến tại điểm cầu Hà Tĩnh cùng 7 điểm cầu thuộc 7 tỉnh còn lại của dự án.
“Di dời chỗ ở trong thời gian ngắn là một sự xáo trộn lớn, ảnh hưởng đời sống gia đình, song vì lợi ích quốc gia, dân tộc, chúng tôi sẵn sàng nhường đất cho dự án trọng điểm đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối”, đó là tâm sự của rất nhiều người dân Hà Tĩnh nơi dự án đi qua.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng nhấn mạnh, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục phối hợp với Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc tháo gỡ khó khăn, triển khai hiệu quả các dự án đầu tư hạ tầng điện, phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn.
Trong thời điểm khó khăn chung của nền kinh tế, Công ty TNHH Vận hành và Kinh doanh Việt Nam vẫn nỗ lực chinh phục nhiều mục tiêu kinh doanh mới trong những tháng còn lại của năm 2024.
Thực hiện tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", tỉnh Hà Tĩnh đã và đang tích cực đồng hành triển khai dự án đường dây 500 kV mạch 3 qua địa bàn, góp phần đưa dự án "về đích" đúng tiến độ.
Tính đến nay, tiến độ giải ngân nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn qua Hà Tĩnh đạt 2.634,49/2.762,18 tỷ đồng, đạt 95,38%.
Thời tiết khắc nghiệt, môi trường làm việc ở độ cao hơn 100m với những hiểm nguy, song, các công nhân thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua Hà Tĩnh vẫn cố gắng hỗ trợ nhau hết mình để đưa dự án về đích đúng tiến độ.
Trên độ cao hơn 100m, những công nhân đang treo mình giữa không trung vẫn miệt mài làm việc, phấn đấu đưa dự án 500kV mạch 3 đoạn qua Hà Tĩnh hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổng hợp, bổ sung danh mục dự án điện đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới.
Thời điểm này, các công trình trọng điểm trên địa bàn huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang được chủ đầu tư, đơn vị thi công tập trung triển khai, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra.
Các địa phương ở TP Hà Tĩnh đang đẩy nhanh tiến độ các công trình mục tiêu nhằm đảm bảo kế hoạch năm 2024, đồng thời góp phần hoàn thiện hạ tầng cơ sở ngày càng đồng bộ, hiện đại.
Các kỹ sư, công nhân đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng (Hà Tĩnh), hoàn thành các phần việc cần thiết khi mùa mưa lũ cận kề.
Đặt mục tiêu cao trong những tháng còn lại của năm 2024, các nhà đầu tư, doanh nghiệp ở Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang đẩy nhanh thi công dự án, tập trung sản xuất đơn hàng.
Các nhà máy thủy điện ở Hà Tĩnh vừa tập trung vận hành ổn định các tổ máy nhằm cung cấp nguồn năng lượng phục vụ phát triển KT-XH vừa đẩy mạnh công tác phòng chống thiên tai.
Kim ngạch xuất khẩu của Hà Tĩnh trong 7 tháng ước đạt hơn 1,275 tỷ USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do xuất khẩu mặt hàng thép, phôi thép giảm mạnh.