Thủ tướng yêu cầu báo cáo xử lý sai phạm tại Tập đoàn Cao su

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến chỉ đạo về xử lý phản ánh của báo chí và thanh tra Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG).

thu tuong yeu cau bao cao xu ly sai pham tai tap doan cao su

Kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ cho thấy VRG đã có một số vi phạm.

Trước đó, báo chí phản ánh "Hơn 8.300 tỷ đồng sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trôi về đâu?" và bài "Đốt tiền vào công ty sân sau", trong đó nêu rõ các sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các đơn vị thành viên trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2011 đã được Thanh tra Chính phủ kết luận tại Kết luận thanh tra số 2341/KL-TTCP ngày 2/10/2014 và việc xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan.

Theo Văn phòng Chính phủ, xử lý sau thanh tra, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo tại các văn bản số 8322/VPCP ngày 22/10/2014, số 2148/VPCP ngày 31/3/2015, số 9325/VPCP ngày 11/11/2015 và số 3559/VPCP ngày 17/5/2016 của Văn phòng Chính phủ.

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Thanh tra Chính phủ kiểm tra, tổng hợp kết quả xử lý sau thanh tra theo Kết luận thanh tra số 2341/KL-TTCP ngày 2/10/2014, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/2/2018.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/7/2018 việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản, đất đai tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các đơn vị thành viên trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2017.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/1/2018 kết quả điều tra, xử lý các sai phạm có dấu hiệu tội phạm xảy ra tại một số đơn vị thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra.

Trước đó, theo kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ, VRG đã có một số vi phạm chủ yếu như: Hội đồng Thành viên VRG quyết định tăng vốn điều lệ năm 2010 và 2011 cho các đơn vị thành viên không đúng quy định; VRG quyết định tăng vốn điều lệ để góp vào các công ty cổ phần thuộc ngành nghề kinh doanh chính không đúng thẩm quyền 3.540,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, VRG đã đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp vượt so với vốn điều lệ 2.591 tỷ đồng. VRG và các đơn vị thành viên đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính với giá trị rất lớn, tỷ suất lợi nhuận đạt rất thấp, lỗ và tiềm ẩn nguy cơ mất vốn lớn.

Theo VnEconomy

Đọc thêm

Việt - Lào: Hữu nghị thủy chung, đồng hành vươn ra biển lớn

Việt - Lào: Hữu nghị thủy chung, đồng hành vươn ra biển lớn

Gần 30 năm trên hành trình xây dựng và phát triển, Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn đồng hành cùng cả nước đánh thức, khơi dậy tiềm năng kinh tế biển Việt Nam. Đây là minh chứng rõ nét cho tình hữu nghị, là động lực phát triển của 2 nước Việt - Lào.
Tàu 4 vạn tấn "mở hàng" cầu cảng số 3 Vũng Áng

Tàu 4 vạn tấn "mở hàng" cầu cảng số 3 Vũng Áng

Tàu có trọng tải 40.000 tấn vào cảng số 3 Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhận hàng Kali của doanh nghiệp Lào xuất khẩu đi Nhật Bản. Các thành viên thủy thủ đoàn hài lòng vì cầu cảng đáp ứng các thông số kỹ thuật đề ra.
Nâng cao năng lực hoạt động của cảng quốc tế Lào - Việt Nam

Nâng cao năng lực hoạt động của Cảng quốc tế Lào - Việt

Với nhiều lợi thế về cảng biển nước sâu, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối và việc đầu tư đồng bộ thiết bị xếp dỡ hàng hóa, các bến cảng của Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn sôi động, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
Vướng mặt bằng, nhiều dự án ở thành phố Hà Tĩnh chậm tiến độ

Vì sao nhiều dự án ở thành phố Hà Tĩnh chậm tiến độ?

Trên địa bàn TP Hà Tĩnh hiện có nhiều dự án xây dựng hạ tầng được triển khai nhưng một số công trình chậm tiến độ. Hãy đi tìm câu hỏi vì sao xảy ra tình trạng này, gây ảnh hưởng đến mục tiêu kế hoạch đã đề ra.