Cộng tác viên dân số nhiệt tình, tâm huyết với người dân nông thôn Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để tuyên truyền vận động, những cộng tác viên dân số ở Hà Tĩnh đang bền bỉ đưa các chủ trương, chính sách vào cuộc sống.

Cộng tác viên dân số nhiệt tình, tâm huyết với người dân nông thôn Hà Tĩnh

Chị Nguyễn Thị Xuân (bên trái) thường xuyên đến các chợ đầu mối gặp gỡ chị em trong thôn để tuyên truyền, vận động

Nhiệt tình, tâm huyết là ghi nhận của bà con lối xóm dành cho chị Nguyễn Thị Xuân, cộng tác viên dân số thôn Xuân Nam, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên.

Nhận nhiệm vụ làm công tác dân số từ năm 1991 đến nay đã hơn 20 năm, trong đó có hơn 18 năm kiêm nhiệm hoạt động phụ nữ, chị Xuân luôn tròn vai cả 2 vai. Hoạt động kiêm nhiệm với những công việc không tên, nhưng chị đã biết vận dụng linh hoạt lồng ghép công tác tuyên truyền các chính sách dân số thông qua các buổi sinh hoạt của chi hội phụ nữ.

Chị Xuân cho biết: “Bám nắm địa bàn, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng là công việc chiếm nhiều thời gian. Bởi, đa số người dân nơi đây sống bằng nghề đi biển hoặc làm ăn xa nên rất khó tiếp cận. Tôi phải tranh thủ đến tận các chợ đầu mối để tuyên truyền cho chị em. Vất vả, phụ cấp không đáng kể nhưng với tôi, nghề tuyên truyền chính sách dân số giống như cái duyên vậy”.

Cộng tác viên dân số nhiệt tình, tâm huyết với người dân nông thôn Hà Tĩnh

Công việc của chị Xuân trở nên nhẹ nhàng hơn khi có sự hỗ trợ của chồng trong việc làm sổ sách

Để việc tuyên truyền chính sách dân số có hiệu quả, chị Xuân cùng chồng đã đứng ra thành lập câu lạc bộ không sinh con thứ 3 để thu hút các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tham gia sinh hoạt. Trong các buổi sinh hoạt, ngoài những câu chuyện đời thường được truyền tải dí dỏm, chị Xuân đọc thêm sách báo, các tài liệu để kịp thời cập nhật những chủ trương, tình hình mới về công tác dân số cho chị em. Chồng chị, ngoài việc hỗ trợ vợ trong khâu làm sổ sách, anh còn viết nhiều kịch bản, tiểu phẩm để truyền cảm hứng cho bà con trong những buổi sinh hoạt câu lạc bộ.

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt của cộng tác viên dân số Nguyễn Thị Xuân, 5 năm liền (từ 2003 - 2006), thôn Xuân Nam không có cặp vợ chồng sinh con thứ 3. Từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ sinh con thứ 3 ở thôn giảm hơn so với những thôn khác.

Cộng tác viên dân số nhiệt tình, tâm huyết với người dân nông thôn Hà Tĩnh

Cộng tác viên dân số tuyên truyền với tiểu thương về các chính sách dân số.

Cũng thâm niên hơn 20 năm làm cộng tác viên dân số, chị Nguyễn Thị Phương ở thôn Xuân bắc, xã Cẩm Nhượng cũng đã tích lũy cho mình hành trang, đó là sự trân trọng của người dân.

Chị cho biết: “Thôn tôi có hơn 330 hộ, gần 1.100 khẩu, trong đó hơn 200 phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, nhưng tôi nhớ rõ từng người, từng hoàn cảnh. Nhờ đó, dễ dàng tiếp cận, nói chuyện, tuyên truyền về các chính sách dân số”.

Cũng như bao làng biển khác, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tại thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng vẫn còn cao. Vì thế, chị Phương đã có cách làm riêng, đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến những đối tượng sinh con một bề. Đi sớm, về tối, tìm mọi cách để tiếp cận người dân, không ít lần phải nghe tiếng chì tiếng bấc khi một số người còn quan niệm sinh đẻ là việc riêng của gia đình. Thế nhưng, sự tận tụy, nhiệt huyết, yêu nghề của chị như mưa dầm thấm sâu làm thay đổi suy nghĩ của người dân, góp phần hạn chế tỷ lệ sinh con thứ 3 trên địa bàn.

Cộng tác viên dân số nhiệt tình, tâm huyết với người dân nông thôn Hà Tĩnh

Gắn với việc tuyên truyền, vận động hội viên xây dựng nhà sạch, vườn đẹp, chị Nhung thường xuyên lồng ghép tuyên truyền các chính sách về DS/KHHGĐ

Nằm ở vùng xa trung tâm, xã Thanh Lộc (Can Lộc) có tỷ lệ dân số đông, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nên tư tưởng “rườm con hơn rườm của” vẫn còn trong suy nghĩ của một số gia đình. Thôn Tân Tiến cũng nằm trong số đó. Để góp phần ổn định quy mô dân số, cùng với sự vào cuộc của chính quyền trong thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, cộng tác viên dân số Phan Thị Nhung cũng đã đổi mới cách tuyên truyền, vận động.

Chị Nhung cho biết: “Gần 18 năm bám địa bàn, tôi đã tạo được mối quan hệ gắn kết, thân thiết với bà con. Theo đó, việc tuyên truyền của tôi được thực hiện bằng cách vận động chị em tích cực tham gia các loại hình câu lạc bộ như: không sinh con thứ 3, phòng chống bạo lực gia đình, 5 không,3 sạch”.

Từ việc sinh hoạt câu lạc bộ, từ những buổi lao động nông thôn mới, chủ trương, chính sách về DS/KHHGĐ qua những câu chuyện thực tế cứ thầm dần vào suy nghĩ của người dân. Nhờ thế, trong năm 2020, toàn thôn chỉ còn 2 trường hợp sinh con thứ 3.

Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có gần 2.600 cộng tác viên dân số. Số tiền phụ cấp eo hẹp so với thời gian, công sức bỏ ra, nhưng vượt lên tất cả, họ vẫn luôn bám trụ với công việc, với địa bàn, với người dân để đưa chính sách dân số vào cuộc sống. Họ chính là những người tiếp lửa cho ngành dân số trong hành trình vượt qua khó khăn, từng bước thực hiện mục tiêu dân số và phát triển.

Trưởng phòng Truyền thông Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh Nguyễn Trung Kiên

Chủ đề Dân số KHHGĐ

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.