Cuộc cách mạng mới trong sản xuất nông nghiệp ở Cẩm Xuyên

(Baohatinh.vn) - Tiếp nối thành công từ những vụ sản xuất trước, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang triển khai tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3 trên diện tích hơn 900 ha, sẵn sàng cho sản xuất vụ xuân năm 2023.

Trên cánh đồng thôn Nam Thành, xã Cẩm Dương (Cẩm Xuyên), tiếng máy rền vang. Hơn 10 chiếc máy múc các loại được huy động để san lấp mặt bằng, phá bờ thửa nhỏ nhằm quy hoạch lại đồng ruộng thành các ô thửa lớn.

Cuộc cách mạng mới trong sản xuất nông nghiệp ở Cẩm Xuyên

Máy móc làm việc khẩn trương trên cánh đồng của thôn Nam Thành, xã Cẩm Dương để quy hoạch lại đồng ruộng, hình thành cánh đồng lớn thuận lợi cho sản xuất.

Ông Trần Đức Dục - Trưởng thôn Nam Thành, xã Cẩm Dương cho biết: “Từ thành công phá bờ thửa nhỏ, hình thành cánh đồng lớn của những năm trước đã tạo động lực lớn cho bà con nông dân. Để phục vụ sản xuất vụ xuân 2023, thôn đã huy động gần 150 hộ ra quân làm đất, chỉnh trang mặt ruộng, chuẩn bị cho đợt chuyển đổi ruộng đất mới. Hiện, 100% người dân đều đồng tình cao với chủ trương của chính quyền”.

Ngoài thôn Nam Thành, hiện nay, các thôn: Trung Dương, Bắc Thành, Trung Tiến của xã Cẩm Dương cũng đều đang triển khai tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3 theo kế hoạch đã đề ra. Với diện tích 140 ha đăng ký chuyển đổi năm 2023, Cẩm Dương là xã có diện tích chuyển đổi ruộng đất lần 3 lớn nhất toàn huyện Cẩm Xuyên.

Ông Hoàng Văn Linh - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Dương cho biết: “Ở lần chuyển đổi này, chúng tôi đưa về mỗi hộ canh tác 1 thửa. Với những thửa diện tích lớn thì sẽ ghép nhiều hộ vào 1 thửa. Theo đó, diện tích thửa nhỏ nhất khoảng 7 sào, thửa lớn nhất khoảng 2,6 ha. Sau khi quy hoạch lại, mỗi cánh đồng sẽ chỉ còn 4 đường trục dọc và 6 đường trục ngang. Ở 4 thôn triển khai sẽ chuyển đổi từ 1.055 ô thửa xuống còn 144 ô thửa. Đường nội đồng cũng sẽ được mở rộng trên 5m nhằm thuận lợi cho cơ giới hoá sản xuất”.

Cuộc cách mạng mới trong sản xuất nông nghiệp ở Cẩm Xuyên

Bà con nhân dân thôn Đông Cao, xã Nam Phúc Thăng ra quân triển khai phá bờ thửa, cải tạo đồng ruộng để thực hiện chuyển đổi ruộng đất lần 3.

Ngoài xã Cẩm Dương, các xã: Yên Hòa, Cẩm Lạc, Cẩm Quang, Cẩm Quan, Nam Phúc Thăng… cũng đang đồng loạt ra quân tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3 trước khi triển khai sản xuất vụ xuân năm 2023 bắt đầu.

Tại xã Nam Phúc Thăng, tiếp nối thành công của mô hình thí điểm chuyển đổi ruộng đất lần 3 ở thôn Đông Đoài trong vụ xuân 2022, người dân càng tin tưởng vào chủ trương dồn điền đổi thửa và tích cực hưởng ứng.

Ông Nguyễn Hồng Tự - Trưởng thôn Đông Cao, xã Nam Phúc Thăng cho biết: “Năm nay, 180 hộ dân trong thôn đã đăng ký thực hiện phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn trên diện tích 60 ha. Từ 450 ô thửa nhỏ ban đầu, vùng đồng này sẽ chỉ còn hơn 100 thửa lớn để hình thành vùng sản xuất tập trung, sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Mỗi gia đình đưa về sản xuất trên 1 thửa nên bà con rất phấn khởi vì sẽ thuận lợi hơn trong gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch”.

Cuộc cách mạng mới trong sản xuất nông nghiệp ở Cẩm Xuyên

Cánh đồng mẫu lớn của xã Cẩm Lạc thuận lợi cho sản xuất sau khi đã được tập trung, tích tụ ruộng đất.

Theo kế hoạch, vụ xuân năm 2023, toàn huyện Cẩm Xuyên có 26 thôn của 12 xã (bao gồm: Cẩm Dương, Nam Phúc Thăng, Cẩm Quang, Cẩm Bình, Cẩm Hà, Cẩm Quan, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Thịnh, Cẩm Hưng, Yên Hòa, Cẩm Lạc) thực hiện chuyển đổi ruộng đất lần 3 với tổng diện tích 904 ha.

Đến thời điểm này, các địa phương đã bắt đầu ra quân phá bờ thửa nhỏ, cải tạo, quy hoạch lại đồng ruộng và hoàn thiện hạ tầng về giao thông, thủy lợi, đắp bờ vùng với diện tích hơn 450 ha. Sau khi hoàn thành công tác quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, các xã sẽ bắt tay ngay vào việc đo đạc diện tích; thống nhất phương án giao đất để bàn giao cho bà con kịp thời vụ sản xuất vụ xuân năm 2023.

Cuộc cách mạng mới trong sản xuất nông nghiệp ở Cẩm Xuyên

Thực hiện chuyển đổi đất lần 3, huyện Cẩm Xuyên quy hoạch lại đường nội đồng, đắp rộng từ 5m trở lên để thuận tiện cơ giới hoá vào sản xuất.

Để khuyến khích người dân, hiện nay, chính quyền địa phương đang vận dụng các cơ chế chính sách hỗ trợ về chi phí thuê máy san lấp mặt bằng, cải tạo, quy hoạch đồng ruộng; chuyển đổi và cấp lại bìa đất; đầu tư, nâng cấp hạ tầng phục vụ sản xuất.

Được biết, theo Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND ngày 16/12/2021 của HĐND tỉnh quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022 – 2025, mỗi xã sau khi hoàn thành chuyển đổi ruộng đất lần 3 sẽ được hỗ trợ 5 triệu đồng/ha (không quá 300 triệu đồng/năm).

Cuộc cách mạng mới trong sản xuất nông nghiệp ở Cẩm Xuyên

Chuyển đổi ruộng đất lần 3 đang tạo nên cuộc cách mạng mới trong phát triển nông nghiệp của huyện Cẩm Xuyên.

Chuyển đổi ruộng đất lần 3 là cuộc cách mạng lớn trong phát triển nông nghiệp của Cẩm Xuyên. Theo đó, huyện xây dựng các cánh đồng mẫu lớn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa, áp dụng công nghệ cao gắn với chuyển đổi số. Chuyển đổi ruộng đất còn góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, thu nhập cho người sản xuất; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu và phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, bền vững.

Ông Lê Văn Danh
Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.