Đại tá về hưu góp sức chăm lo bảo tồn văn hóa làng xã

(Baohatinh.vn) - Cựu chiến binh mà chúng tôi nhắc đến là Đại tá Nguyễn Quang Kỷ (SN 1950), trú xã An Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), người đang hằng ngày góp phần bảo tồn văn hóa làng xã.

Hướng tới kỷ niệm 75 năm thành lập QĐND Việt Nam và 30 năm ngày hội QPTD 22/12

Đại tá về hưu góp sức chăm lo bảo tồn văn hóa làng xã

Đại tá Nguyễn Quang Kỷ xem lại những hiện vật đời thường được sưu tầm trong Bảo tàng truyền thống Hoa Cương.

Là một người lính cụ Hồ, khi còn tại ngũ, nhất là hơn 10 năm làm Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu I, đóng tại Thái Nguyên, Đại tá Nguyễn Quang Kỷ đã thấm sâu hơn giá trị, sức mạnh của truyền thống. Thế nên, ông luôn đau đáu một nỗi niềm, khi hồi hương sẽ góp sức khôi phục văn hoá truyền thống, làng xã, kể cả văn hoá tâm linh.

Đến năm 2009, Đại tá Nguyễn Quang Kỷ rời quân ngũ, trở về An Lộc, đúng lúc này quê hương ông bắt đầu công cuộc xây dựng nông thôn mới. Với những gì tích góp được trong quân ngũ, ông Kỷ đã trực tiếp tư vấn, đóng góp ý kiến cho địa phương, nơi mà ông còn nặng nợ, để phong trào ngày càng tốt lên.

Đại tá về hưu góp sức chăm lo bảo tồn văn hóa làng xã

Những kỷ vật gắn với cuộc đời người lính bộ đội cụ Hồ được ông Kỷ và người em trai sưu tầm đặt trang trọng trong Bảo tàng truyền thống Hoa Cương.

Bên cạnh đó, ông còn vận động vợ, con xây dựng vườn mẫu, hiến đất để người em trai của mình xây dựng thư viện cho trẻ em và người dân trong xã có nơi đọc sách, giao lưu văn hóa.

Làm nhiều việc giúp làng xã, thế nhưng, việc ông đại tá vẫn đau đáu hằng ngày là chiến tranh đã tàn phá hầu hết các công trình văn hoá của làng xã.

Đại tá về hưu góp sức chăm lo bảo tồn văn hóa làng xã

Lăng mộ Thành Hoàng làng - Quận công, danh nhân Nguyễn Quang Nhã, công trình được ông Kỷ dốc nhiều tâm sức, cùng người dân, chính quyền địa phương xây dựng

Tại quê hương của ông, có di tích Lăng mộ Thành Hoàng làng - Quận công, danh nhân Nguyễn Quang Nhã (Triều Lê Trung Hưng), đã bị xuống cấp theo thời gian. Thế nên, đại tá Nguyễn Quang Kỷ đã cùng một số người dân vận động được gần 1 tỷ đồng, bản thân ông đóng góp gần 200 ngày công lao động, đứng ra giám sát xây dựng, khôi phục di tích Lăng mộ Thành Hoàng làng - Quận công, danh nhân Nguyễn Quang Nhã.

Sau nhiều tháng dày công của đại tá Kỷ và những người dân, một lăng mộ Quận công uy nghi được xây dựng tại thôn Thống Nhất, xã An Lộc, huyện Lộc Hà. Đến năm 2011, lăng mộ Quận công đã được công nhận là di tích lịch sử, văn hoá cấp tỉnh.

Đại tá về hưu góp sức chăm lo bảo tồn văn hóa làng xã

Bảo tàng truyền thống Hoa Cương, công trình ông Kỷ và người em trai đang dày công xây dựng

Tiếp đến, ông cùng em trai là Tiến sỹ Nguyễn Quang Cương, ngược xuôi sưu tầm hiện vật, tạo lập bảo tàng truyền thống mang tên Hoa Cương, cho quê hương, đất nước.

Hiện nay, bảo tàng tư nhân mang tên Hoa Cương, sắp được hoàn thiện. Nay mai khánh thành, sẽ là bảo tàng tư nhân đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh.

Tròn 10 năm trở về quê hương với bao duyên nợ, ông đã tự nguyện bỏ ra hơn 1.000 ngày công, cùng với tâm trí để xây dựng, tôn tạo những công trình văn hoá có tầm làng xã, đến cấp tỉnh, cấp quốc gia. Đó là những việc làm ý nghĩa giữa cuộc sống đời thường của người cựu binh.

Nói về cựu binh Nguyễn Quang Kỷ, ông Đặng Hồng Thuẩn - Chủ tịch UBND xã An Lộc cho biết: “Cựu chiến binh, đại tá Nguyễn Quang Kỷ, là một bậc cao niên, cao trọng. Có tâm, đức trí, chí khí tràn đầy, hiếm có và cũng rất hiếm gặp. Ông Kỷ đã rất nhiều lần được xã, huyện khen thưởng về những đóng góp to lớn cho quê hương. Với chúng tôi, ông Đại tá đã để lại một tấm gương về việc nước, việc nhà, việc làng cho người dân vùng quê nghèo chúng tôi”.

Chủ đề 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Chủ đề Cựu binh Hà Tĩnh làm kinh tế giỏi

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.