Đảm bảo an sinh xã hội, chú trọng phát triển KH&CN sau 30 năm tái lập tỉnh

(Baohatinh.vn) - 30 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để đưa KT-XH phát triển, chú trọng phát triển KH&CN.

Chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, giảm nghèo, thực hiện chính sách xã hội đạt kết quả tốt. Cơ cấu lao động tham gia hoạt động kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hướng giảm lao động khu vực nông nghiệp, tăng lao động khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ (1). Bình quân hằng năm tạo việc làm cho trên 23.500 lao động, trong đó, hơn 8.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thực hiện tốt chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (2).

Đảm bảo an sinh xã hội, chú trọng phát triển KH&CN sau 30 năm tái lập tỉnh

30 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để đưa KT-XH phát triển.

Chính sách đối với người có công được quan tâm, an sinh xã hội được đảm bảo (3). Thực hiện đồng bộ, hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều từ 11,4% giảm còn dưới 3%. Huy động tốt các nguồn lực để xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách, gia đình khó khăn (4).

Đặc biệt, để kịp thời khắc phục hậu quả lũ lụt lịch sử tháng 10/2020, Hà Tĩnh đã kêu gọi được 240 tỷ đồng từ các tập đoàn, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm hỗ trợ chương trình xây dựng nhà ở cho người dân và nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh, trú bão, lũ. Đến cuối tháng 5/2021, toàn tỉnh đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 610 ngôi nhà và đang gấp rút chỉ đạo để đến tháng 9/2021 hoàn thành 2.053 nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng do thiên tai; hoàn thành 10 nhà và phấn đấu đến tháng 9/2021 sẽ hoàn thành tổng số 25 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh, trú bão, lũ theo kế hoạch năm 2021.

Đảm bảo an sinh xã hội, chú trọng phát triển KH&CN sau 30 năm tái lập tỉnh

Công ty CP Dược Hà Tĩnh (HADIPHAR) áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất các sản phẩm.

Khoa học và công nghệ (KH&CN), thông tin truyền thông đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH. Chú trọng xây dựng, ban hành các chính sách phát triển KH&CN. Hoàn thiện tổ chức, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp; triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm (5). Hình thành một số doanh nghiệp KH&CN, góp phần khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp. Tỷ lệ đổi mới KH&CN trung bình đạt 13,6%/năm.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển KH&CN; triển khai các chủ trương, chính sách về nghiên cứu, ứng dụng đạt kết quả bước đầu (6). Chuyển đổi 100% đơn vị sự nghiệp KH&CN sang cơ chế tự chủ. Thành lập sàn giao dịch công nghệ thiết bị trực tuyến tỉnh, ứng dụng kịp thời các kết quả nghiên cứu vào SXKD, quản lý. Hợp tác với các viện, trường đại học, trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao thành công một số công nghệ mới vào SXKD, bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị các sản phẩm (7).

Đảm bảo an sinh xã hội, chú trọng phát triển KH&CN sau 30 năm tái lập tỉnh

Người dân Hà Tĩnh tích cực áp dụng KH&CN vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.

Hoạt động thông tin truyền thông bám sát nhiệm vụ chính trị, từng bước đáp ứng nhu cầu của Nhân dân; hạ tầng thông tin và truyền thông, mạng lưới và nhiều loại hình dịch vụ được mở rộng (8); ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính và xây dựng chính quyền điện tử đạt kết quả khá. Các cơ quan báo chí trên địa bàn cơ bản bám sát tôn chỉ, mục đích hoạt động, tích cực tuyên truyền hiệu quả các nhiệm vụ chính trị (9); hoạt động thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở được tăng cường, mở rộng.

Hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên được nâng lên; công tác bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu ngày càng được quan tâm, công tác quản lý quy hoạch, khai thác, sử dụng tài nguyên được tăng cường, chú trọng quản lý khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế rừng, đất lâm nghiệp, tài nguyên nước và biển. Công tác đo đạc, lập bản đồ, xây dựng hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cơ bản hoàn thành (10). Các tồn đọng trong lĩnh vực đất đai được tập trung xử lý. Việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản đảm bảo đúng quy định, chủ yếu thông qua hình thức đấu giá.

Công tác bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm (11). Triển khai thực hiện đề án xử lý chất thải rắn; xử lý 12 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tập trung giải quyết hậu quả sự cố môi trường biển; giám sát chặt chẽ việc khắc phục các vi phạm của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Tích cực, chủ động các phương án ứng phó biến đổi khí hậu; ưu tiên nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai, xâm nhập mặn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai.

Đảm bảo an sinh xã hội, chú trọng phát triển KH&CN sau 30 năm tái lập tỉnh

Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh và hệ thống trung tâm hành chính công cấp huyện hoạt động hiệu quả.

Công tác cải cách hành chính được tập trung chỉ đạo. Ban hành kịp thời các nhóm chính sách trên các lĩnh vực; rà soát, cập nhật, công bố đầy đủ thủ tục hành chính. Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII (12). Thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh và hệ thống trung tâm hành chính công cấp huyện, bộ phận tiếp nhận, trả kết quả cấp xã hoạt động hiệu quả. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” có nhiều chuyển biến. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành, quản lý nhà nước được đẩy mạnh (13). Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương các cấp từng bước được nâng cao.

_________

1. Tổng số lao động trên địa bàn là 831.900 người, trong đó, lao động tham gia hoạt động kinh tế là 697.000 người. Cơ cấu lao động đang hoạt động trong khu vực nông, lâm, thủy sản; công nghiệp - xây dựng và dịch vụ năm 2015 và năm 2019 lần lượt là: 55,5% - 16,2% - 28,3% và 43% - 23,7% - 33,3%.

2. Tỷ lệ lao động thất nghiệp chiếm 2%.

3. Hằng năm, thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên trên 45 nghìn người, trợ cấp 1 lần 50.000 lượt người và chính sách khác với kinh phí trên 1.000 tỷ đồng. Từ năm 2013 đến nay, toàn tỉnh đã đóng góp hơn 43,556 tỷ đồng vào quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa”; xây dựng mới 1.170 nhà, sửa chữa 355 nhà tình nghĩa với tổng giá trị là 42,741 tỷ đồng; tặng 2.524 sổ tiết kiệm; thực hiện chủ trương hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, đến nay, tỉnh đã hỗ trợ và cấp kinh phí cho hơn 4.600 hộ với tổng số tiền trên 139 tỷ đồng.

4. Đã vận động nguồn xã hội hóa để làm nhà ở cho 11.128 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo.

5. Có 10 đề tài, dự án cấp nhà nước; 115 dự án, đề tài cấp tỉnh; 500 mô hình đề tài cấp huyện và cơ sở. Tổng ngân sách đầu tư cho KH&CN là 292,5 tỷ đồng.

6. Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy; Nghị quyết số 18/2016/HĐND, Nghị quyết 48/2017/ HĐND của HĐND tỉnh; UBND tỉnh ban hành 18 văn bản để chỉ đạo, điều hành.

7. Công nghệ chế biến gạo xuất khẩu, hệ thống dây chuyền tự động hóa sản xuất bê tông, gạch, ngói không nung (Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản), chế biến gỗ MDF, công nghệ xử lý mùi, nước thải trong chăn nuôi.

8. Đến cuối năm 2020: Toàn tỉnh có khoảng 3.100 trạm BTS, 1.212.847 thuê bao điện thoại di động (đạt mật độ 94 thuê bao/100 dân), 6.460 thuê bao điện thoại cố định và 142.928 thuê bao Internet băng rộng cố định. 100% thôn có hạ tầng kết nối dịch vụ viễn thông, Internet. Hệ thống cáp quang đã kết nối đến 100% xã, phường, thị trấn.

9. Toàn tỉnh có 41 cơ quan báo chí Trung ương có văn phòng đại diện, phóng viên thường trú; 4 cơ quan báo chí địa phương; 2 đặc san; 182 phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí địa phương được cấp thẻ nhà báo, 260 hội viên được cấp thẻ hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

10. Đến nay, đã hoàn thành đo vẽ bản đồ địa chính cho 216 xã, phường, thị trấn (kể cả 4 xã, thị trấn thuộc Khu kinh tế Cầu Treo) thuộc 13 huyện, thành phố, thị xã với tổng diện tích 205.827 ha (chiếm gần 35% diện tích tự nhiên); cấp đổi 419.325 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 96,6% nhu cầu (riêng 19 xã thuộc Khu kinh tế Vũng Áng, các xã lòng hồ dự án Ngàn Trươi, Cẩm Trang do đã có bản đồ địa chính đo vẽ từ trước nên chưa thực hiện).

11. Ngày 7/12/2017, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với một số lĩnh vực về bảo vệ môi trường đến năm 2025 và những năm tiếp theo”.

12. Giai đoạn 2017-2020, giảm 1 đơn vị tương đương sở (thực hiện thí điểm thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh); giảm 16 phòng chuyên môn trực thuộc các sở, ban, ngành, 4 chi cục trực thuộc sở, ngành, 3 phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; đơn vị sự nghiệp: giảm 1 đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, 18 đơn vị thuộc sở, ban, ngành, 75 đơn vị sự nghiệp thuộc UBND cấp huyện; chuyển 20 đơn vị sang tự chủ; số lượng cấp phó các sở, ngành cấp tỉnh giảm 9 người so với năm 2015; thực hiện sắp xếp 80 xã, giảm 46 xã, hình thành 34 xã.

13. Ứng dụng đồng bộ hệ thống quản lý văn bản và điều hành, chữ ký số trong toàn tỉnh, các ngành đều triển khai các hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành, đặc biệt là ngành y tế và giáo dục.

Biên soạn theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.