Danh tiếng dòng họ Nguyễn Khắc ở Hương Sơn, Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Đời nối đời, tiền nhân lưu truyền con cháu danh thơm để ánh sáng từ sự nghiệp học vấn khoa cử của dòng họ Nguyễn Khắc ở Hương Sơn, Hà Tĩnh được thấm nhuần.

Vùng đất bán sơn địa thuộc địa phận xã Sơn Hòa, nay là xã an Hòa thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) nằm ẩn mình dưới bóng núi Thiên Nhẫn. Mạch đất Gôi Mỹ trải dài dọc theo tả ngạn dòng Ngàn Phố. Hình sông thế núi kiến tạo nên các địa danh gắn liền với lịch sử hình thành cộng đồng dân cư có từ lâu đời.

Danh tiếng dòng họ Nguyễn Khắc ở Hương Sơn, Hà Tĩnh

Nhà thờ dòng họ Nguyễn Khắc ở xã An Hoà Thịnh - Hương Sơn. Ảnh Giang Nam

Đất Gôi Mỹ xưa, An Hòa Thịnh ngày nay thuộc tổng An Ấp, huyện Hương Sơn, phủ Đức Thọ, Hà Tĩnh. Theo dòng thời gian, cư dân bản địa và dòng di cư hòa hợp thành làng mạc, xóm thôn, sống bình dị, thuần hương nên mới có tên An Ấp hay chăng? Điều đáng trân trọng là dưới bóng xanh của đời sống thường nhật, ở đây lại lấp lánh ánh sáng của hiếu học, luôn biết lấy đạo học làm nền tảng.

Theo thần phả thì dòng họ Nguyễn Khắc ở An Hòa Thịnh - Hương Sơn vốn xuất xứ từ đất kinh kỳ Thăng Long. Những cuộc phân tranh Lê - Mạc rồi Trịnh - Nguyễn đã đẩy bách tính đến chốn lầm than. Dòng họ Nguyễn Khắc cũng không tránh khỏi hệ lụy của sự nhiễu nhương tao loạn. Các bậc tiền nhân phải lần hồi vào đất Nam Đường rồi sang Gôi Mỹ định cư lập nghiệp.

Dù thời đại nào và ở đâu, họ Nguyễn Khắc luôn lấy học vấn, lễ nghĩa làm trọng. Từ bậc thủy tổ đại khoa Nguyễn Khắc Văn đỗ tiến sĩ năm 1628, đến những năm đầu thế kỷ 20 là suốt hành trình dài của dòng họ ghi danh nhiều bậc cao khoa nổi danh.

Danh tiếng dòng họ Nguyễn Khắc ở Hương Sơn, Hà Tĩnh

Bốn anh em trai (từ phải sang): GS Nguyễn Khắc Dương, BS Nguyễn Khắc Viện, GS Nguyễn Khắc Phi và nhà văn Nguyễn Khắc Phê (năm 1996). Ảnh Internet

Việc lấy tứ thư ngũ kinh để tự rèn luyện nơi cửa Khổng sân Trình chính là để thông hiểu chữ nghĩa thánh hiền, lấy đạo học chấn hưng lễ nghĩa, soi sáng cuộc đời, giáo hóa đời sống cho ngày một văn minh. Trọng đạo học, theo đường thi lễ chính là nâng nếp gia phong, thông tường nghĩa lý, chiếm cử khôi nguyên. Truyền thống hiếu học ưu việt như mạch nguồn không bao giờ vơi cạn để dòng họ Nguyễn Khắc nối đời ghi danh nơi bảng vàng bia đá.

Một dòng họ luôn lấy văn hóa làm tôn chỉ, lấy ánh sáng của chữ nghĩa soi đường để bồi đắp nếp gia phong, giáo huấn mọi thế hệ, giữa bao biến cải cuộc đời vẫn sáng một chữ tâm như ánh sáng vầng sao khuê không bao giờ tắt.

Ngôi từ đường là nơi lưu giữ những di vật quý báu ghi lại bề dày của đạo học và khoa bảng của dòng họ Nguyễn Khắc - An Hòa Thịnh. Đời nối đời, bao thế hệ tiếp nhau dùi mài kinh sử, khổ luyện thành tài hầu làu thông nghĩa lý mà chứng tỏ với cuộc đời. Người ta biết đến một Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm như là bậc danh sĩ nổi tiếng trên cõi nước Nam. Thuở nhỏ ông thông minh dĩnh ngộ nổi tiếng thần đồng.

Danh tiếng dòng họ Nguyễn Khắc ở Hương Sơn, Hà Tĩnh

Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm - một trong những hậu duệ xuất sắc của dòng họ Nguyễn Khắc. Ảnh Internet

Ở tuổi trưởng thành trong môi trường nho học là người uyên bác, mẫn tiệp về chữ nghĩa. Trong lịch sử khoa bảng nước nhà, hiếm có một danh nhân 19 tuổi đỗ cử nhân và 20 tuổi đỗ Hoàng giáp tiến sĩ. Khoa thi năm Đinh Hợi đời Thành Thái 1907 ghi danh vị tân khoa trẻ tuổi làng Gôi Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà bậc tân khoa Nguyễn Khắc Niêm được vua úy lạo, ban ân điển khi hỏi về kế sách trị nước.

“Tứ tôn châm” là lời của một bậc có tầm vóc lương đống trình bậc quân vương, rằng: “Coi trọng cả dân tộc ắt đại hòa hợp. Coi trọng bổng lộc ắt đến hiểm họa khôn lường. Coi trọng nhân tài ắt nền hưng thịnh. Coi trọng xiểm nịnh ắt đại suy vong”. Cụ đã trình vua một tâm nguyện để quốc gia hưng thịnh, tâm nguyện ấy còn có giá trị cho đến ngày hôm nay.

Phải là người thông hiểu lý dịch, am tường thiên luân mới có những lời gan ruột, vẹn nguyên giá trị dù bể dâu thay đổi. Đó là sự kế tục truyền thống của người xưa từ “kê minh thập sách” và “dân vi bản” trong kế sách trị nước. Những lời của Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm như những lời vàng ngọc xuất phát từ chữ tâm vì dân, vì nước của kẻ sĩ.

Tìm về “Nguyễn Khắc từ đường” ở An Hòa Thịnh, dưới bóng thời gian, bên bao chứng tích, ta hiểu thêm về một dòng họ tiếp bước đường học vấn, coi đó như nguồn ân trạch chảy mãi với dòng đời. Như lời bác sĩ Nguyễn Khắc Viện tâm sự: Tôi tập những phong cách lối sống của nhà nho. Học hành thi lễ, ăn nói nhẹ nhàng. Tôi thấy mình nặng nợ với làng xóm quê hương. Thấy mình có gốc, có rễ. Một điều mà những bạn thân người Pháp thèm muốn mà không có được…?.

Nối bước ông cha, thế hệ tân học họ Nguyễn Khắc viết tiếp những dòng sáng láng trên tất cả các lĩnh vực của khoa học. Một bác sĩ Nguyễn Khắc Viện hội tụ tinh hoa học vấn, là sinh viên xuất sắc ở trường đại học y tại Đông Dương và ngay tại đế đô nước Pháp lại có thể dịch Truyện Kiều bằng tiếng Pháp và nhiều công trình khoa học có giá trị cho đất nước và nhân loại.

Một GS Nguyễn Khắc Phi, nhà văn Nguyễn Khắc Phê nổi danh về văn chương. Truyền thống tốt đẹp của một dòng họ đã hun đúc lên bao tên tuổi thành nhân tài cho đất nước Danh tính con cháu dòng họ Nguyễn Khắc - An Hòa Thịnh lưu danh cùng đất nước, đáng để cho người đời ngưỡng mộ, đáng để cho con cháu lưu truyền giữ nếp thanh cao.

Đời nối đời, tiền nhân lưu truyền con cháu danh thơm để ánh sáng từ sự nghiệp học vấn khoa cử của dòng họ được thấm nhuần, tưới mát cội nguồn cho cây xanh cành tươi lá. Trải mấy trăm năm, từ khi bén rễ tốt tươi trên đất Gôi Mỹ - An Hòa Thịnh, vườn đào lý học vấn khoa bảng Nguyễn Khắc làm rạng danh quê hương, đất nước. Dòng đời như dòng Ngàn Phố chảy mãi về xuôi, cây đời vẫn uy nghi như màu xanh của Thiên Nhẫn. Danh tiếng về học vấn chữ nghĩa và truyền thống tươi đẹp đáng trân trọng của dòng họ Nguyễn Khắc ở An Hòa Thịnh đáng để cho mọi người suy ngẫm.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống