“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

(Baohatinh.vn) - “Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.

Từ người xưa mài gươm dưới bóng nguyệt

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, vùng đất từ bờ Nam sông Lam đến Bắc Hoành Sơn Quan trên đỉnh Đèo Ngang từng được coi là xa xôi cách trở, phải đối mặt với nhiều thiên tai địch họa nhưng lại nổi danh là vùng đất “giàu nghĩa khí”. Phò vua giúp nước, sẵn sàng xông pha nơi trận mạc, “tuốt gươm không chịu sống quỳ”, đoàn kết chung sức cùng đánh kẻ thù xâm lược, đó là những phẩm chất đã được trao truyền từ đời này sang đời khác của người Hà Tĩnh.

Một góc thành phố Hà Tĩnh đổi mới hôm nay.

Một góc thành phố Hà Tĩnh đổi mới hôm nay.

Xã Tùng Lộc (Can Lộc) là quê hương của hai cha con Đặng Tất, Đặng Dung giàu lòng yêu nước, một lòng trung quân ái quốc. Thế kỷ XV, khi quân Minh sang xâm lược nước ta, Đặng Tất cùng con trai là Đặng Dung đã nổi dậy khởi nghĩa ở châu Hóa, giết sạch quan lại, binh lính giặc Minh rồi đưa quân ra Nghệ An đánh thắng nhiều trận. Từ năm 1409-1413, Đặng Dung cùng các bậc nghĩa sĩ đã bày mưu lập kế, nếm mật nằm gai, cùng vua và nghĩa quân đánh hàng chục trận lớn nhỏ. Tháng Giêng năm 1414, ông không may rơi vào tay giặc. Trên đường bị giải về Kinh Lăng, ông đã khắc lên ván thuyền bài thơ “Cảm hoài”, gửi lại tâm sự cho hậu thế rồi lợi dụng sự sơ hở của giặc, nhảy xuống sông tuẫn tiết.

Ông để lại cho muôn đời sau hình ảnh “mài gươm bóng nguyệt” và những câu thơ bi tráng thấm đẫm tình yêu nước vang vọng với núi sông:

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch

Kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma

(Thù nước chưa trả xong, đầu đã bạc

Mấy độ mài gươm bóng nguyệt tà)

s1-9735.jpg
Đền thờ Vua Mai ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà. Ảnh: Tư liệu.

Trên mảnh đất Hà Tĩnh hôm nay, đi đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp những ngọn núi, con sông và những di tích gắn liền với tên tuổi của những người con trung kiên, giàu nghĩa khí, không khuất phục kẻ thù, sẵn sàng nằm gai nếm mật, xả thân cứu nước như: Mai Thúc Loan (xã Mai Phụ, Lộc Hà); Nghĩa vương Nguyễn Biểu (xã Yên Hồ, Đức Thọ); Đình nguyên Tiến sĩ - chí sĩ yêu nước Phan Đình Phùng (xã Tùng Ảnh, Đức Thọ); Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi (quê Thanh Hóa, hy sinh ở Thạch Hà); Ngô Phúc Vạn (thị trấn Nghèn, Can Lộc)…

Đền thờ Nghĩa vương Nguyễn Biểu ở thôn Tiến Thọ (xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ).

Đền thờ Nghĩa vương Nguyễn Biểu ở thôn Tiến Thọ (xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ).

Đến người nay giữ vững “chí khí chiến đấu”

Dòng máu yêu nước, anh hùng được trao truyền từ đời này sang đời khác, thấm đẫm vào cốt cách, tâm hồn, trở thành tình yêu đất nước, quê hương mãnh liệt và sâu thẳm của những người con trai, con gái xứ Nghệ, thôi thúc họ sống và chiến đấu để bảo vệ giang sơn, giống nòi. Những năm đầu thế kỷ XX, đất nước ta chìm trong màn đêm nô lệ, phong trào yêu nước dấy lên khắp nơi, các tổ chức cách mạng ra đời. Gắn với đó là nhiều tên tuổi những thanh niên yêu nước, có xu hướng cộng sản, dám vượt ra ngoài bờ cõi để tìm lý tưởng cách mạng. Các đồng chí Trần Phú, Hà Huy Tập, Lý Tự Trọng là những tấm gương điển hình.

Sự hy sinh của những tấm gương oanh liệt như đồng chí Trần Phú đời đời bất tử, trở thành sức sống mãnh liệt cho sông núi quê hương, tiếp thêm động lực cho người sau bước tiếp...

Sự hy sinh của những tấm gương oanh liệt như đồng chí Trần Phú đời đời bất tử, trở thành sức sống mãnh liệt cho sông núi quê hương, tiếp thêm động lực cho người sau bước tiếp...

Đồng chí Trần Phú tuy không sinh ra và lớn lên tại quê hương Tùng Ảnh (Đức Thọ) nhưng nghĩa khí của người cha đã truyền vào huyết quản anh. Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, những ngày dạy học ở Trường Cao Xuân Dục (TP Vinh, Nghệ An), anh đã cùng bạn bè lập nên Hội Phục Việt, sau đổi thành Hội Hưng Nam, Việt Nam cách mạng Đảng. Năm 1926, Trần Phú sang Quảng Châu (Trung Quốc) gặp Nguyễn Ái Quốc. Thời gian về nước hoạt động, anh bị địch phát hiện và trở lại Trung Quốc, sau đó được Nguyễn Ái Quốc gửi đi học Trường Đại học Phương Đông ở Matxcơva (Liên Xô).

Sau thời gian bôn ba và học tập ở nước ngoài, tháng 4/1930, Trần Phú về nước, được bổ sung vào BCH Trung ương Đảng và được giao soạn thảo Luận cương Chính trị. Tháng 10/1930, BCH Trung ương Đảng họp ở Hương Cảng (Trung Quốc) đã thông qua bản Luận cương Chính trị và bầu Trần Phú làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Lúc đó đồng chí mới 26 tuổi. Sau 6 tháng làm Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí bị địch bắt, tra tấn dã man và hy sinh trong nhà thương Chợ Quán (Sài Gòn) vào ngày 6/9/1931 với lời nhắn nhủ “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu!”.

Công lao, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Hà Huy Tập cũng như câu nói nổi tiếng của đồng chí trước kẻ thù: “Tôi chẳng có gì phải hối tiếc, nếu còn sống tôi sẽ tiếp tục hoạt động” đã thúc giục các thế hệ tiếp tục học tập và noi theo.

Công lao, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Hà Huy Tập cũng như câu nói nổi tiếng của đồng chí trước kẻ thù: “Tôi chẳng có gì phải hối tiếc, nếu còn sống tôi sẽ tiếp tục hoạt động” đã thúc giục các thế hệ tiếp tục học tập và noi theo.

Những hồn Trần Phú vô danh/ Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn (Tố Hữu). Sự hy sinh của những tấm gương oanh liệt như đồng chí Trần Phú đời đời bất tử, trở thành sức sống mãnh liệt cho sông núi quê hương, tiếp thêm động lực cho người sau bước tiếp. Hà Huy Tập, Trần Hữu Thiều, Mai Kính, Nguyễn Đình Liễn, Lê Bá Cảnh, Nguyễn Huy Lung, Trần Thị Hường… những tấm gương vì nước hy sinh, đấu tranh với kẻ thù đến hơi thở cuối cùng là sự tiếp nối “chí khí chiến đấu” của đồng chí Trần Phú. Lý Tự Trọng, người thanh niên trẻ tuổi quê ở xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà đã noi gương tiền nhân, dám đương đầu với án tử khi mới 17 tuổi với câu nói nổi tiếng: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.

Với tố chất can trường, giàu nghĩa khí của con người nơi đây, Hà Tĩnh từng là hậu phương kháng chiến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thế kỷ XV và là tâm điểm cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX. “Đất này đất Xô - viết/ Đảng mở hội cờ hồng”. Tiếng trống Xô viết từng dậy vang khắp các vùng quê Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Nghi Xuân… trong cao trào 1930-1931. Hàng chục người đã ngã xuống dưới họng súng kẻ thù nhưng khí thế Xô viết vẫn dâng lên ngút trời. Hà Tĩnh là 1 trong 4 địa phương giành chính quyền sớm nhất cả nước trong Cách mạng tháng Tám.

aimg-3788-copy-8466-6251-435.jpg
adji-fly-20241012-151326-434-1728720833646-photo1-8877-7278-2907.jpg
Anh hùng Lý Tự Trọng với câu nói nổi tiếng "Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác” đã trở thành lý tưởng sống của bao lớp thanh niên Việt Nam.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, Hà Tĩnh đã dốc hết sức người, sức của, trở thành hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam, tiền tuyến của hậu phương miền Bắc. Đồng Lộc, Bến Thủy, Đèo Ngang, Địa Lợi, Núi Nài… trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của địch và là nơi minh chứng cho tình yêu nước mãnh liệt, chí khí ngoan cường, sức mạnh vô song của những người con trai, con gái Hà Tĩnh. Và những tên tuổi như: Phan Đình Giót, Dương Chí Uyển, Phan Như Cẩn, Võ Triều Chung, Nguyễn Tiến Tuẩn, La Thị Tám, Nguyễn Trí Ân, 10 cô gái TNXP Ngã ba Đồng Lộc… mãi mãi được lưu danh cùng sử sách và sông núi quê hương…

Nơi con sông Lam hiền hòa soi bóng núi Hồng ở phía Bắc, nơi Đèo Ngang cao vợi như một dãy tường thành khổng lồ ở phía Nam là vùng đất đang từng ngày vươn lên với sức sống mạnh mẽ. Nghĩa khí của lớp lớp cha anh xưa đang truyền lại cho con cháu ngày nay sức mạnh nội sinh to lớn để chiến đấu với thiên tai, đói nghèo, lạc hậu. Sức mạnh truyền thống đang được chuyển tải thành quyết tâm, sức mạnh trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, trong các phong trào thi đua yêu nước ở các ngành, địa phương, đơn vị; trên ruộng đồng, nhà máy, công xưởng, trường học, trên các công trình trọng điểm... Người Hà Tĩnh đang quyết tâm để “làm cho Hà Tĩnh nổi bật lên” rạng danh trong thời đại mới như lời dặn dò của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Chủ đề 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.