Ba tuyến cao tốc sẽ thí điểm bỏ barie ở lối vào thu phí

Ba dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông là Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm và Cam Lâm - Vĩnh Hảo sẽ thí điểm thu phí không dừng và không có barie ở lối vào.

Bộ Giao thông Vận tải vừa yêu cầu các đơn vị liên quan thí điểm triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với ba dự án trên, theo mô hình đầu vào không có barrie, đầu ra có barrie, không có làn thu phí hỗn hợp. Đây là các dự án được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Bộ cũng yêu cầu nghiên cứu lựa chọn tốc độ ở lối ra phù hợp, đảm bảo tốc độ xử lý của hệ thống thu phí, tối ưu khả năng thông hành, an toàn cho phương tiện.

Như vậy, tại đầu ra cao tốc, đơn vị quản lý vẫn bố trí barie, cabin thu phí. Ôtô đi vào cao tốc nếu không đủ tiền trong tài khoản giao thông sẽ không được ra và phải trừ tiền offline. Theo quy định hiện hành, phương tiện đi vào cao tốc phải có tài khoản giao thông để trả phí tự động.

Ba tuyến cao tốc sẽ thí điểm bỏ barie ở lối vào thu phí

Tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm đoạn qua xã Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh. Ảnh: Bùi Toàn

Cục Đường bộ Việt Nam được giao theo dõi việc triển khai mô hình thí điểm tại các dự án trên và báo cáo, kiến nghị Bộ xem xét tiến tới chuyển sang giai đoạn thu phí không có barie.

Trong ba dự án cao tốc trên, hiện nay đoạn Nha Trang - Cam Lâm dài 49 km đi qua tỉnh Khánh Hòa đã hoàn thành, còn hai đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt (Nghệ An, Hà Tĩnh), Cam Lâm - Vĩnh Hảo (Bình Thuận) vẫn đang thi công, dự kiến hoàn thành vào năm 2024.

Theo VnExpress

Chủ đề Cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Đọc thêm

Anh nông dân đầu tư tiền tỷ làm nông nghiệp hàng hóa

Thủ lĩnh cơ giới hóa nông nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh

Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
 “Nước rút” giải ngân vốn đầu tư công

“Nước rút” giải ngân vốn đầu tư công

Việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công nhằm tạo điều kiện cho Hà Tĩnh từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phát triển KT-XH, phát triển đồng bộ các lĩnh vực, cải thiện môi trường đầu tư.