“Vá” kè biển Cẩm Nhượng trước mùa mưa bão

(Baohatinh.vn) - Hàng trăm người dân và lực lượng chức năng đã được huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) huy động để gia cố, khắc phục hư hỏng, “vá” tuyến kè biển Cẩm Nhượng trước mùa mưa bão.

Hàng trăm nhân lực tham gia “vá” kè Cẩm Nhượng

“Vá” kè biển Cẩm Nhượng trước mùa mưa bão

Những ngày qua, trên tuyến kè biển xã Cẩm Nhượng, hàng trăm nhân lực đã được huy động tham gia công tác gia cố, khắc phục tình trạng sạt lở. Từng tốp người vừa đan rọ đá, vừa vận chuyển đá để lấp lại các điểm sạt lở đoạn qua thôn Hải Nam và thôn Hải Bắc.

“Vá” kè biển Cẩm Nhượng trước mùa mưa bão

Ông Nguyễn Trọng Quán (thôn Hải Nam, xã Cẩm Nhượng) chia sẻ: “Tuyến kè ngoài việc ngăn mặn còn là tấm áo giáp bảo vệ các hộ dân trong đê. Nhà tôi nằm ngay sát đê nên từ khi kè biển xuất hiện các điểm sạt lở, sụt lún thì gia đình rất bất an, lo lắng”.

“Vá” kè biển Cẩm Nhượng trước mùa mưa bão

Với lần sạt lở này, xã Cẩm Nhượng phải huy động thêm máy móc để "vá" các điểm hư hỏng nặng. Một số điểm diện tích sạt lở gần 100m2, địa phương huy động hàng chục xe chở đá loại 10m3/chuyến để lấp các hầm ếch đã bị khoét sâu dưới chân kè.

“Vá” kè biển Cẩm Nhượng trước mùa mưa bão

Theo thống kê, toàn tuyến kè từ thôn Hải Nam đến thôn Hải Bắc dài 350m có đến 9 điểm sạt lở cần được khắc phục kịp thời để chống chọi với mưa bão. "Để khắc phục sạt lở ở những điểm này, xã huy động gần 300 người là cán bộ, chiến sỹ, dân quân tự vệ và người dân ở 9 thôn trên địa bàn tham gia. Lúc đầu, xã dự kiến cần hơn 200m3 đá hộc để gia cố các điểm này nhưng quá trình triển khai lại phát sinh nhiều hơn" - ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng thông tin.

“Vá” kè biển Cẩm Nhượng trước mùa mưa bão

Theo lãnh đạo địa phương, công tác gia cố các điểm sạt lở trên tuyến kè biển Cẩm Nhượng cơ bản đã hoàn tất. Tuy nhiên, theo người dân địa phương, giải pháp gia cố bằng rọ đá chỉ là tạm thời. Hiện bên trong tuyến kè đã mục rỗng nên khi gia cố điểm này thì sóng biển sẽ làm sụt lún điểm khác.

“Vá” kè biển Cẩm Nhượng trước mùa mưa bão

Để hỗ trợ địa phương giải quyết dứt điểm tình trạng sạt lở kè biển Cẩm Nhượng, mới đây, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có quyết định số 1533/QĐ-UBND phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng dự án xử lý, khắc phục hư hỏng kè biển Cẩm Nhượng, với tổng mức đầu tư hơn 13,1 tỷ đồng, thực hiện trong năm 2023.

“Vá” kè biển Cẩm Nhượng trước mùa mưa bão

Quy mô dự án khắc phục, sửa chữa một phần mái tuyến kè đê biển Cẩm Nhượng với tổng chiều dài là 1.148m. Trong ảnh: Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải kiểm tra công tác khắc phục sạt lở tuyến kè biển Cẩm Nhượng, ngày 11/8.

“Vá” kè biển Cẩm Nhượng trước mùa mưa bão

Người dân địa phương đang rất mong chờ dự án sớm được triển khai để “hóa giải” những bất an, lo lắng trước mùa mưa bão đang cận kề.

Đây là lần thứ 3 bờ kè bị sạt lở và địa phương phải khắc phục tạm thời để chờ dự án. Hiện tại, UBND huyện đã giao Ban Quản lý các dự án xây dựng công trình hoàn thiện hồ sơ, thủ tục. Chúng tôi đang chờ UBND tỉnh đưa ra kế hoạch phân bổ nguồn vốn để triển khai đấu thầu và thi công.

Ông Hà Văn Bình
Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên

Chủ đề PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO

Đọc thêm

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.
Giá vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng trong nước giảm mạnh

Trong sáng nay (26/11), cùng đà giảm với giá vàng thế giới, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn trong nước cũng giảm mạnh.
Anh nông dân đầu tư tiền tỷ làm nông nghiệp hàng hóa

Thủ lĩnh cơ giới hóa nông nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh

Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
 “Nước rút” giải ngân vốn đầu tư công

“Nước rút” giải ngân vốn đầu tư công

Việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công nhằm tạo điều kiện cho Hà Tĩnh từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phát triển KT-XH, phát triển đồng bộ các lĩnh vực, cải thiện môi trường đầu tư.